c. Nhận xét về nhóm bảo lãnh cho một trách nhiệm cụ thể
2.3.2.1 Môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh và đồng bộ
Nghiệp vụ bảo lãnh trong ngoại thương của ngân hàng hiện nay chưa có một hệ thống luật chung mà thường được thực hiện theo luật quốc gia và tập quán của ngân hàng phát hành. Khi NHNT Hà Nội cấp bảo lãnh cho các đối tác nước ngoài thường phải dẫn chiếu theo luật lệ nước chủ thể đó do vậy gây ra nhiều bất lợi cho ngân hàng cũng như các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó ở trong nước chưa có luật bảo lãnh mà chỉ được quy định thành một điều khoản trong Bộ luật dân sự, việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng được dẫn chiếu theo các văn bản dưới luật như các Nghị định của Chính phủ, các quy định của Ngân hàng nhà nước, Bộ tài chính . . . mà các văn bản này thường xuyên thay đổi, các văn bản hướng dẫn chưa đầy đủ gây rất nhiều khó khăn trong thực hiện.
- Pháp lệnh kế toán thống kê chưa đủ hiệu lực bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán thống kê kịp thời do đó gây khó khăn cho ngân hàng khi xem xét tình hình tài chính của khách hàng trước khi quyết định bảo lãnh cũng như quá trình giám sát sau khi cấp bảo lãnh.
- Vấn đề thiếu đồng bộ của các chính sách về thương mại, chính sách tiền tệ của nhà nước trong những năm qua ảnh hưởng đến hiệu quả bảo lãnh của các ngân hàng. Chưa quy rõ trách nhiệm của các cơ quan về kết quả thẩm định chất lượng, giá cả của hàng nhập khẩu. Do đó khi xảy ra rủi ro từ kết quả thẩm định đem lại thì các cơ quan này chỉ phải gánh chịu một phần trách nhiệm hành chính còn ngân hàng thì phải gánh chịu toàn bộ rủi ro.
- Sự không đồng nhất giữa thông lệ quốc tế với luật trong nước là một khó khăn đối với ngân hàng ngoại thương Hà Nội trong việc thực hiện các cam kết bảo lãnh trong ngoại thương với đối tác nước ngoài.