Tất toán bảo lãnh

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương tại ngân hàng ngoại thương Hà Nộ (Trang 68)

c. Nhận xét về nhóm bảo lãnh cho một trách nhiệm cụ thể

2.2.8.5 Tất toán bảo lãnh

Khi hết hiệu lực của thư bảo lãnh mà ngân hàng bảo lãnh không nhận được thư yêu cầu trả của người thụ hưởng bảo lãnh thì ngân hàng sẽ thực hiện một số việc như sau:

- Yêu cầu người thụ hưởng bảo lãnh gửi lại bản chính của thư bảo lãnh cho mình. Nếu họ làm thất lạc thì phải xác nhận bằng văn bản để giải tỏa thư bảo lãnh đó.

- Thông báo cho người bảo lãnh biết là giải tỏa trách nhiệm bảo lãnh, rồi làm hồ sơ, thủ tục trả lại hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố hoặc hoàn lại tiền kí quỹ cho người được bảo lãnh.

Trường hợp trong thời hạn hiệu lực của thư bảo lãnh mà ngân hàng nhận được yêu cầu của bên thụ hưởng yêu cầu thực hiện việc cam kết bảo lãnh thì ngân hàng phải tiến hành một số công việc như sau:

 Phải thông báo ngay cho người thụ hưởng bảo lãnh biết là ngân hàng sẵn sàng thực hiện cam kết bảo lãnh

 Tiến hành trả cho người thụ hưởng bảo lãnh theo giá trị bảo lãnh đã ghi trong thư bảo lãnh. Người được bảo lãnh khi nhận thông báo của ngân hàng bảo lãnh về việc thực hiện cam kết bảo lãnh nếu không vi phạm

hợp đồng thì gửi ngay chứng từ hóa đơn của ngân hàng bảo lãnh để chứng minh.

Nếu chứng từ hóa đơn đúng thì ngân hàng bảo lãnh không được trả cho người thụ hưởng bảo lãnh. Nếu ngân hàng bảo lãnh vẫn thanh toán cho người thụ hưởng bảo lãnh thì người được bảo lãnh không chịu trách nhiệm bồi hoàn cho ngân hàng bảo lãnh. Nếu các minh chứng của người được bảo lãnh không đúng thì ngân hàng bảo lãnh sẽ thực hiện cam kết của mình.

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương tại ngân hàng ngoại thương Hà Nộ (Trang 68)