Tình hình chung

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương tại ngân hàng ngoại thương Hà Nộ (Trang 46)

c. Quy tắc thực hành L/C dự phòng số 590, 1998 (ISP 590)

2.2.2.1 Tình hình chung

Nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng ngoại thương Hà Nội được tổng kết và phân tích thành 2 nhóm chính:

gồm có:

 Bảo lãnh vay thương mại  Bảo lãnh vay tín dụng

- Bảo lãnh cho một trách nhiệm cụ thể (hay bảo lãnh phát hành thư) Trong những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế và hoạt động thương mại quốc tế và cùng với sự ra đời của một số văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo lãnh nên tình hình hoạt động của từng nhóm bảo lãnh có những biến động mạnh mẽ.

Bảng 2.3: Tình hình bảo lãnh tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

Đơn vị tính: triệu USD

TT Các khoản 2001 2002 2003 2004 2005 1 Dư nợ đầu kỳ 262.7 233.1 253.6 232.5 203 2 Nhận nợ 120.1 145.5 122.8 135.1 155.5 3 Trả nợ 149.7 125 143.9 164.6 163.5 4 Dư nợ cuối kỳ 233.1 253.6 232.5 203 195 Ghi chú:

- Dư nhận nợ đầu kỳ là số tiền Ngân hàng ngoại thương Hà Nội đã ký chấp nhận bảo lãnh cho người được bảo lãnh trong một giai đoạn cụ thể (thường là 1 năm)

- Số trả nợ là số tiền ngân hàng ngoại thương Hà Nội đã thực hiện trả cho người nhận bảo lãnh hoặc được giải tỏa sau khi bảo lãnh hết hiệu lực thường là 1 năm.

- Số dư nợ là số tiền Ngân hàng ngoại thương Hà Nội đang bảo lãnh tính đến cuối năm.

Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Số nhận nợ trong kỳ – Số trả nợ trong kỳ. Có thể thấy rằng số nhận nợ của Ngân hàng ngoại thương Hà Nội liên tục gia tăng qua các năm và đỉnh cao là năm 2005 đạt tới 155.5 triệu USD. Tuy nhiên số trả nợ cũng gia tăng. Chính điều này dẫn đến số dư nợ cuối kỳ giảm với tốc độ tương đối cao. Năm 2005 số dư nợ cuối kỳ chỉ còn 195 triệu USD. Sự thay đổi này do một số nguyên nhân, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích hoạt động của từng nhóm bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương tại ngân hàng ngoại thương Hà Nộ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)