Năm 1978, phòng thương mại quốc tế đã ban hành Quy tắc thống nhất về bảo lãnh hợp đồng, xuất bản số 325 (The Uniform Rules for Contract Guarantees). Ngoài việc đưa ra những tiêu chuẩn chung, mục đích của URCG là làm giảm bớt khả năng phát sinh tranh chấp trong hoạt động bảo lãnh bằng việc đưa ra các quy tắc công bằng, hợp lý.
Tuy nhiên ấn phẩm này chưa thật sự cụ thể, chưa nêu rõ được tính độc lập của bảo lãnh cũng như chứng từ của nó. Nhược điểm của quy tắc này là giới thiệu một loại bảo lãnh theo yêu cầu một văn bản quyết định của trọng tài hay một phán quyết của tòa án trong bộ chứng từ xuất trình yêu cầu thanh toán. Điều 8 của quy tắc Thống nhất về bảo lãnh hợp đồng URCG quy định “Một yêu cầu thanh toán sẽ không được đáp ứng trừ khi: b. Nó được xuất trình cùng với những chứng từ đã được quy định trong thư bảo lãnh hay trong quy tắc này”
Điều 9 của URCG quy định: “Nếu một bảo lãnh mà không nêu rõ những chứng từ phải xuất trình cũng với yêu cầu thanh toán hay chỉ đơn thuần yêu cầu một văn bản yêu cầu thanh toán thì người thụ hưởng phải xuất trình: b. Một phán quyết của tòa án hay một quyết định của trọng tài xác nhận yêu cầu thanh toán hay một văn bản đồng ý của bên được bảo lãnh về việc yêu cầu thanh toán và số tiền thanh toán”[120,24].
Hai điều kiện trên cho ta thấy rõ việc thanh toán của một bảo lãnh mà phụ thuộc vào sự xem xét hợp đồng của tòa án, trọng tài hay phụ thuộc vào sự đồng ý của người được bảo lãnh thì bảo lãnh không còn mang tính độc lập nữa. Như vậy, quy tắc thống nhất về Bảo lãnh hợp đồng cung cấp một sự đảm bảo an toàn chắc chắn cho người được bảo lãnh.
Trong quá trình sử dụng quy tắc này đã gây nhiều tranh cãi. Mặc dù đến tháng 11 năm 1988, ICC đã có những văn bản giải thích bổ sung nhưng quy tắc này không được chấp nhận một cách rộng rãi. Thực tế này đòi hỏi dự nghiên cứu của Phòng thương mại Quốc tế và đến tháng 12/1991, ICC ấn phẩm Quy tắc thống nhất về Bảo lãnh theo yêu cầu đã đươc hoàn tất và ban hành vào tháng 4/1992.[23]