Phân tích hoạt động bảo lãnh vay thương mạ

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương tại ngân hàng ngoại thương Hà Nộ (Trang 48)

Bảo lãnh vay tương mại chiếm một tỷ trọng lớn trong hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng ngoại thương Hà Nội. Dư nợ bảo lãnh vay thương mại luôn chiếm khoảng 65-70% tổng dư nợ hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng.

Bảng 2.4: Bảo lãnh vay thương mại

Đơn vị tính: triệu USD

TT Các khoản 2001 2002 2003 2004 2005

1 Dư nợ đầu kỳ 202.6 174.4 178.7 150.1 113.2 2 Nhận nợ 80.9 104.1 79.7 89.4 108.1 3 Trả nợ 109.1 99.8 108.3 126.3 91.4 4 Dư nợ cuối kỳ 174.4 178.7 150.1 113.2 129.9

Nguồn: Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội năm 2005

Hoạt động bảo lãnh vay thương mại gia tăng qua các năm. Điều này có được là do một số nguyên nhân:

Từ năm 2003 đến năm nền kinh tế có sự tăng trưởng nhanh và ổn định, đạt mức trung bình7.5%/năm, lượng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt mức cao. [Năm 2004 tăng thu hút được hơn 4.6 tỷ USD. Năm 2005 có thể đạt hơn 5.4 tỷ USD]. Thêm vào đó sự phát triển về thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các nước khác phát triển mạnh mẽ. Giai đoạn này được coi là sự bùng nổ về hợp tác quốc tế. Chính vì vậy hoạt động vay thương mại diễn ra nhộn nhịp, bảo lãnh vay thương mại cũng có những bước phát triển.

- Môi trường pháp lý:

Hoạt động vay vốn thương mại thông qua mở L/C mua hàng trả chậm diễn ra tràn lan, thiếu kiểm soát, dẫn đến tình trạng kém hiệu quả của hoạt động này, cũng như mang những rủi ro cao cho hoạt động bảo lãnh chúng.

Đó là nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tới hoạt động bảo lãnh không chỉ ở riêng ở Ngân hàng ngoại thương Hà Nội mà diễn ra ở hầu hết các ngân hàng thương mại.

- Nguyên nhân nội tại

Ngoài ra phải kể đến những nguyên nhân trong bản thân Ngân hàng ngoại thương Hà Nội gây ra những ảnh hưởng tới hoạt động bảo lãnh. Trong giai đoạn này nhiều thư bảo lãnh được mở tràn lan điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng ngoại thương Hà Nội.

Trong năm 2003, 2004 số nhận nợ giảm có thể do một số nguyên nhân sau:

- Ngân hàng đã nhận thức được những rủi ro cao của loại hình bảo lãnh vay thương mại. Các doanh nghiệp trong nước mua hàng trả chậm thường do thiếu vốn. Lợi dụng bên nước ngoài cho phép trả tiền sau một khoảng thời gian, các doanh nghiệp tranh thủ nhập hàng hóa về rồi gom tiền trả nợ cho bên nước ngoài. Song ở khâu này không phải không có rủi ro. Có thể do sự

biến động về giá cả nên doanh nghiệp có thể phải bán với giá thấp hơn giá mua hoặc thậm chí không tiêu thụ được hàng. Hoặc có thể là do sự thay đổi tỷ giá sẽ đem đến những bất lợi đối với các doanh nghiệp nhập khẩu.

- Ngoài ra rủi ro của hình thức này nằm ở chính mục tiêu mua hàng ban đầu của doanh nghiêp. Họ mua hàng trả chậm không phải để hưởng chênh lệch giá mà mục tiêu chính là rút tiền ra khỏi ngân hàng. Nếu như việc có được tiền thông qua hình thức tín dụng đều phải qua thủ tục rất chặt chẽ thì lợi dụng hình thức quản lý lỏng lẻo trong hoạt động bảo lãnh nhập khẩu trả chậm các doanh nghiệp này có được tiền một cách dễ dàng. Và khi có tiền các doanh nghiệp có thể đầu tư sang lĩnh vực khác mà không trả cho bên nước ngoài. Khi kinh doanh sang lĩnh vực khác, các doanh nghiệp này có thể gặp những rủi ro và cuối cùng không có tiền thanh toán cho bên nước ngoài. Khi đến hạn thanh toán, ngân hàng phải đứng ra trả tiền cho bên nước ngoài và ghi nhận nợ cho doanh nghiệp và chuyển chúng thành các khoản nợ bắt buộc.

Như vậy hoạt động bảo lãnh này thu được 1% phí song lại chịu rủi ro quá lớn. Ngân hàng không đủ khả năng kiểm soát được hàng hóa trả chậm cũng như không kiểm soát được lượng tiền mà các doanh nghiệp thu được sau khi bán hàng. Chính điều này Ngân hàng đã thu hẹp hoạt động của mình. Điều này làm cho số nhận nợ của ngân hàng trong những năm gần đây có chiều hướng giảm.

Tóm lại, các nguyên nhân trên đây khiến cho hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng ngoại thương Hà Nội có những biến đổi theo xu hướng thu hẹp lại, đồng thời Ngân hàng xúc tiến việc trả nợ và giá trị của các khoản trả nợ trong giai đoạn này lớn hơn so với các khoản nhận nợ.

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương tại ngân hàng ngoại thương Hà Nộ (Trang 48)