Bảo lãnh vận đơn (Bill of lading guarantee)

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương tại ngân hàng ngoại thương Hà Nộ (Trang 29)

Loại bảo lãnh này nhằm bảo vệ những người có quyền chính đáng trước sự lợi dụng chứng từ hàng hoá có giá trị từ 100-150% giá trị hàng hoá để có thể bù đắp những thiệt hại phát sinh. Hình thức bảo lãnh này có hai loại:

- Người xuất khẩu là người đề nghị phát hành: ngân hàng cam kết với người nhập khẩu bồi thường thiệt hại phát sinh đối với người này do việc vận đơn gốc không được xuất trình hoặc không xuất trình kịp thời.

- Người nhập khẩu là người đề nghị phát hành: ngân hàng cam kết với chủ vận tải sẽ bồi thường mọi thiệt hại nếu hàng hoá được giao không có chứng từ cho một người không có quyền, cho người nhận hàng, do chứng từ thất lạc hoặc đến chậm hơn tầu, hoặc chủ hãng vận tải uỷ nhiệm nhận hàng không có chứng từ.

1.2.5. Cơ sở pháp lý của hoạt động bảo lãnh trong ngoại thƣơng của ngân hàng thƣơng mại hàng thƣơng mại

1.2.5.1. Nguồn luật quốc tế về bảo lãnh

Cho đến hiện nay chưa có một công ước quốc tế nào điều chỉnh mối quan hệ chủ thể tham gia trong bảo lãnh mặc dù một số nước hay nhóm nước đã có những thỏa thuận tương trợ tư pháp để thi hành phán quyết tư pháp nước ngoài trong lãnh thổ nước mình. Mới đây ủy ban Liên hiệp quốc về Luật Thương mại quốc tế (United Nations Commission on International Trade Law-UNCITRAL) cũng đã soạn thảo một công ước Liên hiệp quốc về các bảo lãnh độc lập và Thư tín dụng dự phòng (United Nations Convention on Independent Guarantee and Standby of Credit). Tuy nhiên công ước này vẫn chưa có hiệu lực thi hành. [16,21]

Phòng thương mại quốc tế (ICC) đã ban hàng quy tắc thống nhất về bảo lãnh hợp đồng - ấn phẩm số 325 (The Uniform Rules for Contract Guarantees-URCG ICC 325), 178 và Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu

cầu (The Uniform Rules for Demand Guarantees- URDG ICC 458), 1992. Hai quy tắc này áp dụng cho thư bảo lãnh.

Thư tín dụng dự phòng trước đây được điều chỉnh bởi UCP 500, 1993 của ICC. Năm 1998, ICC đã ban hành Quy tắc thực hành L/C dự phòng (ISP 590). Các quy tắc của ICC đang song song tồn tại và có hiệu lực thi hành. Tính chất pháp lý của các nguồn lực không bị bắt buộc, các bên tham gia có thể tùy chọn áp dụng bất kỳ quy tắc nào. Tuy nhiên khi đã dẫn chiếu trong hợp đồng, trong thư bảo lãnh thì việc áp dụng các quy tắc của ICC trở nên bắt buộc. Những tranh chấp, những bất đồng của các bên tham gia bảo lãnh sẽ được trọng tài hoặc tòa phán quyết dựa trên những quy định cụ thể trong quy tắc của ICC đã được tham chiếu áp dụng.

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương tại ngân hàng ngoại thương Hà Nộ (Trang 29)