Bài học kinh nghiệm với Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương tại ngân hàng ngoại thương Hà Nộ (Trang 39)

c. Quy tắc thực hành L/C dự phòng số 590, 1998 (ISP 590)

1.3.4. Bài học kinh nghiệm với Việt Nam

Trên đây là một số những ví dụ điển hình về qui trình và điều kiện thực hiện bảo lãnh ngân hàng của một số quốc gia Đông Nam Á, Trung Quốc và các nước trong Liên hiệp Châu Âu, qua đó có thể thấy rằng các NHTM Việt Nam muốn phát triển được hoạt động bảo lãnh cần phải có

- Nguồn ngoại tệ lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng. Có đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu thì hoạt động thanh toán quốc tế cũng sẽ được phát triển theo. Do đó các NHTM cần:

 Đẩy mạnh nghiệp vụ huy động vốn ngoại tệ.

 Tích cực khai thác nguồn vốn bảo lãnh của ngân hàng nước ngoài.  Nâng cao chất lượng bảo lãnh nội tệ.

- Cần ưu tiên lựa chọn và mở rộng mức cung cấp dịch vụ bảo lãnh đối với từng dự án, từng khách hàng: cần khuyến khích các khách hàng truyền

thống, có uy tín cao tham gia bảo lãnh để đầu tư vào sản xuất, phát triển kinh doanh. Ngoài ra, cần chú trọng bảo lãnh cho doanh nghiệp nước ngoài tham gia liên doanh đấu thầu xây lắp tại Việt nam, trên cơ sở có thư bảo lãnh đối ứng của ngân hàng nước ngoài có quan hệ đại lý với NHTM Việt Nam.

- Thực hiện cơ chế chính sách đảm bảo an toàn trong bảo lãnh: Yêu cầu xác định rõ khả năng trả nợ của dự án và nguồn trả nợ thay khi dự án gặp rủi ro, không đạt hiệu quả kinh tế như dự kiến. Không nên quá rè rặt khi tham gia bảo lãnh nhưng ngược lại cũng cần phải thực hiện đầy đủ các bước để đảm bảo an toàn cho bảo lãnh. Nghiên cứu tìm hiểu đối tượng được bảo lãnh, cân nhắc tính hiệu quả của dự án và với những dự án lớn cần phải thực hiện ký quỹ 100% để đảm cho nguồn vốn của ngân hàng và có đủ văn bản pháp lý như điều kiện qui định.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương tại ngân hàng ngoại thương Hà Nộ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)