Các nghiệp vụ bảo lãnh trung và dài hạn

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương tại ngân hàng ngoại thương Hà Nộ (Trang 25)

Khác với bảo lãnh XNK ngắn hạn nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp XNK vốn lưu động, bảo lãnh XNK trung và dài hạn được cung cấp để đầu tư, mua sắm tài sản cố định, xây dựng mới, mở rộng cơ sở hạ tầng, cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ...Thời hạn của loại bảo lãnh này tuỳ theo quy định của mỗi nước, thường là từ 1-5 năm đối với bảo lãnh trung hạn và 5 năm trở lên đối với bảo lãnh dài hạn. Ở đây chỉ đề cập đến một số loại hình bảo lãnh phổ biến.

Cho vay trung và dài hạn

Cho vay là hình thức cổ điển nhất và cũng là hình thức cơ sở cho các hình thức bảo lãnh khác ra đời và phát triển. Cho vay là việc ngân hàng giao vốn cho khách hàng sử dụng trong một thời gian nhất định, với cho vay trung và dài hạn, thời gian này lớn hơn một năm. Khách hàng vay vốn phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc cho vay của ngân hàng, đó là phải sử dụng vốn vay

đúng mục đích trong hợp đồng vay, phải trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã thoả thuận và phải có đảm bảo tiền vay.

Hiện nay đang phát triển hình thức cho vay hợp vốn dưới hình thức đồng tài trợ, trong đó hai hay nhiều ngân hàng cùng góp vốn cho vay đối với một dự án. Hình thức cho vay này ngày càng phát triển do ngày càng xuất hiện nhiều dự án quy mô lớn, nhu cầu vốn tăng cao mà khả năng cho vay của một ngân hàng riêng lẻ không đáp ứng được hoặc do nhu cầu phân tán rủi ro của ngân hàng mà cần tới sự tham gia góp vốn của nhiều ngân hàng khác nhau.

Bao thanh toán tuyệt đối (forfaiting)

Kỹ thuật bao thanh toán tương đối được chuyên môn hoá cao được gọi là bao thanh toán tuyệt đối. Đây là hình thức chiết khấu các hối phiếu, nhưng nó chỉ được áp dụng khi các hối phiếu này có độ rủi ro đặc biệt cao. Tỷ lệ chiết khấu trong trường hợp này là cố định, lớn hơn chi phí vốn ở địa phương và lớn hơn lãi suất Libor (khoảng 1,25%). Đây là hình thức chiết khấu miễn truy đòi.

Tín dụng cấp cho người đặt hàng

Là hình thức ngân hàng theo yêu cầu của nhà xuất khẩu cấp tín dụng cho người nước ngoài đặt mua các hàng hoá, dịch vụ trong nước nhằm thanh toán trực tiếp các hàng hoá, dịch vụ này. Ngân hàng nhà xuất khẩu sẽ chỉ đứng ra bảo lãnh khi nhà nhập khẩu được một ngân hàng hạng nhất trong nước đứng ra bảo lãnh thanh toán. Đặc điểm của loại thanh toán này là ngân hàng không cấp tín dụng thẳng cho người vay (nhập khẩu) mà chi trả trực tiếp cho người xuất khẩu theo tiến độ giao hàng. Như vậy, đối với người xuất khẩu, việc bán hàng trở thành bán hàng trả ngay; còn đối với nhà nhập khẩu, việc mua hàng trở thành mua hàng trả chậm. Hình thức này còn gọi là tín dụng tài chính ràng buộc hoặc tín dụng tài chính ràng buộc vào cung ứng

1.2.4.2. Căn cứ theo mục đích sử dụng của bảo lãnh ta lại có các loại bảo

lãnh theo đối tượng dưới đây.

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương tại ngân hàng ngoại thương Hà Nộ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)