Ngân hàng Nhà nước đảm bảo vai trò là ngân hàng chỉ huy, chỉ đạo kịp thời linh hoạt đối với các loại hình bảo lãnh thích ứng vớ

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương tại ngân hàng ngoại thương Hà Nộ (Trang 97)

c. Nhận xét về nhóm bảo lãnh cho một trách nhiệm cụ thể

3.2.3.3 Ngân hàng Nhà nước đảm bảo vai trò là ngân hàng chỉ huy, chỉ đạo kịp thời linh hoạt đối với các loại hình bảo lãnh thích ứng vớ

đạo kịp thời linh hoạt đối với các loại hình bảo lãnh thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế

Quyết định 283 ra ngày 25/8/2000 của Thống đốc NHNN về quy chế nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng đến nay tỏ ra có những bất cập, không đáp ứng được sự phát triển của hoạt động bảo lãnh. NHNN cần bổ sung thêm các hình thức bảo lãnh mới: bảo lãnh chứng khoán, bảo lãnh vận đơn, bảo lãnh thuế quan, đồng thời phân biệt rõ ràng giữa bảo lãnh độc lập và bảo chứng

đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ mẫu biểu về các loại bảo lãnh, kỹ thuật nghiệp vụ phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế trong giao dịch bảo lãnh.

NHNN không cần quy định cụ thể về mức phí, hạn mức bảo lãnh trong quy chế mà để ngân hàng chủ động, linh hoạt trong kinh doanh. NHNN chỉ tập trung vào quản lý vĩ mô, kiểm tra, giám sát, phòng ngừa rủi ro thông qua quy định về quỹ bảo lãnh, ký quỹ bảo lãnh.

Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng nhằm cung cấp kịp thời, chính xác theo yêu cầu của tổ chức tín dụng.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu của ngân hàng Ngoại thương hiện nay là góp phần đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới. Để làm tốt vai trò này Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội cần phát huy tối đa sức mạnh kinh doanh đối ngoại trên cơ sở tăng cường khối lượng thanh toán xuất nhập khẩu, giá trị các khoản bảo lãnh và nâng cao chất lượng các mặt công tác khác.

Lĩnh vực bảo lãnh trong ngoại thương là một hoạt động tất yếu trong điều kiện nền kinh tế mở. Do đó không tránh khỏi những rủi ro đối với các ngân hàng và đối với cả khách hàng nói riêng. Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu và kế thừa có chọn lọc các lý thuyết, điều tra thu thập tình hình và số liệu thực tế có nguồn gốc tin cậy, kết hợp lý luận và tư

duy khoa học, luận văn giải quyết những vấn đề được nêu ra trong mục tiêu nghiên cứu.

1. Hệ thống hóa lý luận cơ bản về nguồn gốc về bảo lãnh. Làm sáng tỏ bản chất, vai trò và chức năng của bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương

2. Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương của Ngân hàng ngoại thương Hà Nội trong 5 năm từ 2001-2005. Qua đó tổng kết những kết quả đạt được và những tồn tại của hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương của Ngân hàng ngoại thương Hà Nội. Luận văn cũng đưa ra được những nguyên nhân chủ quan và khách quan của những tồn tại đó.

3. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương của Ngân hàng ngoại thương Hà Nội như công tác tổ chức cán bộ điều hành, về thẩm định kiểm tra kiểm soát…Luận văn cũng kiến nghị với Chính phủ, các ngành và Ngân hàng nhà nước giải quyết các vướng mắc, bổ sung chỉnh sửa các văn bản tạo thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng.

Cùng với quá trình phát triển của kinh tế thị trường ở nước ta việc tổ chức kinh tế và các Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội chưa thạo thông lệ quốc tế, hoạt động bảo lãnh luôn là vấn đề phức tạp nên trong phạm vi luận văn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tuy vậy, luận văn mong muốn góp phần nhỏ làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng ngoại thương Hà Nội.

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương tại ngân hàng ngoại thương Hà Nộ (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)