Xây dựng một khung pháp lý chi tiết cụ thể nhằm thúc đẩy môi trường tín dụng cạnh tranh

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương tại ngân hàng ngoại thương Hà Nộ (Trang 96)

c. Nhận xét về nhóm bảo lãnh cho một trách nhiệm cụ thể

3.2.3.2 Xây dựng một khung pháp lý chi tiết cụ thể nhằm thúc đẩy môi trường tín dụng cạnh tranh

trường tín dụng cạnh tranh

Mọi hoạt động của các doanh nghiệp, ngân hàng đều nằm trong khuôn khổ của pháp luật, pháp luật quy định càng chặt chẽ, cụ thể thì hoạt động kinh doanh càng ít phát sinh tranh chấp, gian lận, lừa đảo. Do đó các luật của Việt Nam (Luật dân sự, Luật thương mại, Luật các tổ chức tổ chức tín dụng ) đều đưa ra khái niệm, bản chất bảo lãnh, nhưng không nên chỉ nêu ra bản chất, nguyên tắc chung. Các cơ quan ban hành pháp luật kết hợp với các cơ quan chuyên môn như: NHNN, Bộ thương mại, Bộ Tài chính, các NHTM để soạn thảo và ban hành luật về bảo lãnh tạo hành lang pháp lý cho hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương nói riêng.

Chính phủ nên nghiên cứu xem xét phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về bảo lãnh độc lập và tín dụng thư dự phòng (The United Nations Convention on Indepent Guarantee &Stand by Letter of Credits - Uncitral). Công ước này có hiệu lực vào năm 2000, nhưng nó chỉ có giá trị đối với quốc gia đã phê chuẩn trước đó một năm. Nếu Việt Nam chấp nhận Công ước này thì sẽ tạo điều kiện cho việc hội nhập quốc tế của các ngân hàng và ngăn chặn nạn gian lận hoặc lừa đảo quốc tế trong giao dịch bảo lãnh.

Chính phủ cần ban hành luật sở hữu tài sản, các văn bản dưới luật liên quan đến sở hữu tài sản (cấp chứng thư sở hữu, chuyển nhượng đăng ký, xác nhận, thế chấp . . .), hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về chứng khoán, thị trường chứng khoán. Chính phủ và các bộ ngành cần có các văn bản

hướng dẫn, quy định cụ thể về tài sản thế chấp, xử lý phát mại tài sản thế chấp, cầm cố bảo lãnh khi doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng. Đó là vấn đề tài sản thế chấp của doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù Bộ tài chính đã cho phép các doanh nghiệp được sử dụng tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước để thế chấp trong bảo lãnh nhưng việc thế chấp hầu như chỉ mang tính hình thức vì trên thực tế NHTM không thể phát mại những tài sản này được. Rủi ro đối với ngân hàng là rất lớn vì hiện nay đối tượng dịch vụ bảo lãnh đa số là các DNNN. Các cơ quan hữu quan có thể xem xét theo hướng:

- Các cơ quan hữu quan cần phối hợp nhịp nhàng tạo sự nhanh chóng thuận tiện trong việc xử lý, phát mại tài sản thế chấp làm tăng hiệu lực của các cơ quan hành pháp.

- Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về bất động sản, hình thành thị trường bất động sản có sự kiểm soát và quản lý của Nhà nước tạo điều kiện cho ngân hàng giải toả các tài sản thế chấp nhanh chóng thu hồi vốn.

- Cần thiết phải có sự kiểm toán trong định giá tài sản thế chấp. Quy định quyền và nghĩa vụ đối với cơ quan công chứng khi công chứng sai thực tế về tài sản thế chấp, giấy tờ liên quan đến cầm cố thế chấp.

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương tại ngân hàng ngoại thương Hà Nộ (Trang 96)