Nguồn luật và các quy chế quốc gia

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương tại ngân hàng ngoại thương Hà Nộ (Trang 34)

c. Quy tắc thực hành L/C dự phòng số 590, 1998 (ISP 590)

1.2.5.2 Nguồn luật và các quy chế quốc gia

Một vài quốc gia ban hành những luật, những quy định về nghiệp vụ bảo lãnh. Những quy định này định nghĩa, mô tả nội dung bảo lãnh, điều kiện thanh toán và quy định trách nhiệm của các bên trong một nghiệp vụ bảo lãnh. Chẳng hạn như Unifor, Commercial Code ở Mỹ, Luật bảo lãnh của Anh; Chương 665-674 Luật thương mại quốc tế (International Trade Code) của Cộng hòa Séc và Slovakia; chương 252-255 Luật Hợp đồng thương mại quốc tế ở Đức; chương 1087 của Luật nghĩa vụ của Yugoslavia; những quy định về bảo lãnh của Hà Lan, ... [16,23]. Những quy định này định nghĩa, mô tả nội

dung của bảo lãnh, điều kiện thanh toán và quy định trách nhiệm của các bên tham gia bảo lãnh. Những luật này chỉ có hiệu lực áp dụng trong phạm vi lãnh thổ của nước ban hành. Tuy nhiên những quy định trong luật quốc gia đôi khi trái ngược với những văn bản của Phòng Thương mại quốc tế. Để loại trừ những bất đồng khi có sự khác nhau giữa những quy định trong luật quốc gia và URDG ở những nước có luật hay quy định riêng cho nghiệp vụ bảo lãnh, các ngân hàng khi phát hành bảo lãnh thường ghi điều khoản tham chiếu như sau:

“This guarantee is subject to the Uniform Rules for Demand Guarantees ICC Publication No 458. To the extent applicable provisions the URDG are not in conflict, in which case applicabe provisions of URDG shall prevail, this credit shall be governed by and construed in accordance with the law of....” (Name of issuing bank country)

“Thư bảo lãnh này được điều chỉnh bởi quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu (URDG), xuất bản ấn phẩm 458 của Phòng thương mại quốc tế. Trong trường hợp việc áp dụng các điều khoản của URDG có bất đồng với luật quốc gia thì thư bảo lãnh này có thể sẽ được điều chỉnh bởi luật của nước phát hành thư bảo lãnh.

Ở Việt nam theo quy định của Luật thương mại Việt nam và Nghị định 63 về quản lý ngoại hối của Việt Nam, khi có sự khác biệt giữa luật Việt Nam và Luật, tập quán quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc đang tham gia thì Việt Nam áp dụng Luật, tập quán quốc tế.

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương tại ngân hàng ngoại thương Hà Nộ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)