Đối với khách hàng là doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương tại ngân hàng ngoại thương Hà Nộ (Trang 64)

c. Nhận xét về nhóm bảo lãnh cho một trách nhiệm cụ thể

2.2.7.1 Đối với khách hàng là doanh nghiệp

Tài sản thế chấp bảo lãnh có thể là bất động sản như nhà cửa, đất đai và động sản như vàng, đá quý, các chứng từ có giá trị. Tài sản thế chấp phải tuân thủ các yêu cầu sau:

 Đối với tài sản là bất động sản: Phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu (bản gốc) hoặc chứng nhận của cơ quan công chứng nhà nước có thẩm quyền và có thể chuyển nhượng được.

 Đối với vàng bạc đá quý: phải được kiểm định bởi ngân hàng bảo lãnh hoặc cơ quan chuyên môn do ngân hàng chỉ định. Doanh nghiệp tự đóng gói, niêm phong có sự chứng kiến của ngân hàng bảo lãnh trước khi giao cho ngân hàng bảo lãnh.

 Đối với trái phiếu, tín phiếu: các chứng từ này còn thời hạn thanh toán, người phát hành là các tổ chức có tín nhiệm, có thể chuyển nhượng dễ dàng, thuộc quyền thụ hưởng của doanh nghiệp bảo lãnh.

Đối với doanh nghiệp nhà nước, việc sử dụng tài sản hình thành từ vốn ngân sách nhà nước để thế chấp phải được cơ quan tài chính cùng cấp (chủ sử hữu, đại diện chủ sở hữu tài sản) đồng ý bằng văn bản.

Ngân hàng có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tài sản thế chấp, nếu xảy ra mất mát, hư hỏng, ngân hàng bảo lãnh phải có trách nhiệm bồi thường vật chất.

Trong trường hợp tài sản thế chấp là các chứng từ có giá hết hạn trước thời hạn bảo lãnh thì doanh nghiệp phải đổi tài sản đủ tiêu chuẩn thế chấp,

nếu không đủ tài sản thế chấp để thay thế thì doanh nghiệp được bảo lãnh phải chịu mức phạt là 1%/tháng tính trên giá trị tài sản thiếu.

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương tại ngân hàng ngoại thương Hà Nộ (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)