sở, tiền đề để phát triển kinh tế nông thôn vững chắc
Trong thực hiện Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới có nhiều nội dung, nhưng có hai nội dung quan trọng là kinh tế và văn hoá có mối quan hệ biện chứng tác động thúc đẩy lẫn nhau, trong đó kinh tế giữ vai trò quyết định, văn hoá có vị trí quan trọng và tác động trở lại đối với quá trình phát triển kinh tế theo hai chiều: thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
Theo số liệu thống kê, khi bước vào thời kỳ đổi mới, tỷ lệ đói nghèo ở nước ta còn cao, trong đó số hộ đói nghèo ở nông thôn chiếm phần lớn, đặc biệt là ở vùng núi tỷ lệ nghèo đói rất cao (thấp là 25% đến 30% và cao là 40% đến 50%). Do đời sống kinh tế khó khăn, nên văn hoá, tinh thần cũng còn nhiều thiếu thốn. Vùng núi, Tây nguyên, vùng xa hẻo lánh không có điện, ti vi, phim ảnh, sách báo… nên tỷ lệ người bị mù chữ cao, lại bị “mù” cả về văn hoá, tinh thần. Và hơn nữa, do kinh tế kém phát triển đã dẫn đến các loại bệnh tật, tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng như mê tín dị đoan, cờ bạc… và chính những vấn đề này lại trở thành những yếu tố kìm hãm quá trình phát triển kinh tế ở các vùng nàỵ
Thực tiễn đã chứng minh, những địa phương nào, khi KTNT phát triển, đa dạng hóa ngành nghề, giải quyết tốt việc làm, thu nhập của người dân nâng cao thì ở đó các hoạt động văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, người dân được tiếp cận nhiều hơn với nền văn hoá hiện đại, văn minh; những hủ tục lạc hậu, tệ nạn, tập quán xấu sẽ được khắc phục và xuất hiện nhiều phong trào thể hiện bản chất tốt đẹp của nền văn hoá xã hội mới, văn minh, lành mạnh như phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “lá lành đùm lá rách”… đồng thời người dân quan tâm tôn tạo đình chùa, khôi phục lễ hội truyền thống, sửa sang nơi thờ cúng người có công với nước và các danh nhân văn hoá; tu tạo nhà thờ họ, chăm lo việc học hành… giáo dục lòng nhân ái, bồi dưỡng đạo đức và lối sống với truyền thống tốt đẹp của dân
tộc… những yếu tố đó lại thúc đẩy phát triển kinh tế, người dân thi đua làm giàu, xoá đói giảm nghèo, chung tay XDNTM đạt kết quả tốt. Hơn nữa từ việc thực hiện tốt chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, sẽ có căn cứ để xây dựng các nội dung chủ yếu của KTNT trong XDNTM với phương châm là lựa chọn các tác động để phát huy các mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các yếu tố ảnh hưởng nhằm tạo môi trường đồng bộ, thuận lợi cho phát triển KTNT trong XDNTM
Như vậy, KTNT phát triển đã quyết định đến phát triển văn hoá ở nông thôn. Đồng thời khi đời sống văn hoá tinh thần của cư dân nông thôn được đảm bảo đã trở thành động lực mạnh mẽ tác động trở lại đối với quá trình phát triển KTNT nói riêng, KT - XH nói chung. Mối quan hệ đó đã được Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) Đảng ta đã nhấn mạnh: Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển KT - XH. Các nhân tố văn hoá phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện: Chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật… biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển.