ngày càng hiện đại gắn với quy hoạch nông thôn
Hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH nông thôn có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội ở nông thôn. Hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH nông thôn phát triển là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển các ngành nghề, góp phần thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng miền... ngược lại, nó sẽ là lực cản trong thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH nông thôn thông thường gồm: hệ thống thủy lợi, giao thông, vận tải nông thôn, KH - CN, công nghiệp chế biến nông sản, thông tin liên lạc, cung cấp nước sạch, cơ sở y tế, trạm xá, văn hóa giáo dục nông thôn…trong đó, giao thông, thông tin, khoa học- công nghệ là các bộ phận quan trọng nhất cần phải được quan tâm, đầu tư đi trước một bước phù hợp với mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mớị
Đối với nông thôn, phải ưu tiên trước hết là cho giao thông, thuỷ lợi, thông tin liên lạc, nước sạch, cơ sở giáo dục, nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng gắn liền với hoạt động thể thao ở mỗi thôn, bản, cụm dân cư. Chính sách đầu tư phải có tác động huy động được nhiều nguồn vốn (trong nước, doanh nghiệp, nông dân, nước ngoài…), trong đó phải phân định rõ từng nguồn vốn đầu tư. Việc tăng tỷ lệ vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn từ ngân sách nhà nước là rất cần thiết. Bởi nó có vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, tạo bộ mặt nông thôn mớị
Đồng thời, công tác quy hoạch nông thôn có ý nghĩa thiết thực, cần phải quy hoạch các khu dân cư theo hướng xây dựng cộng đồng dân cư nông thôn ổn
định văn minh hiện đạị Phát triển thêm các thị trấn, thị tứ ở nông thôn với hệ thống hạ tầng phù hợp với chức năng của nó là các trung tâm khoa học kỹ thuật, giáo dục, y tế bảo vệ sức khoẻ, văn hoá, nghệ thuật để tạo những “đầu tầu” thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ngay tại các xã, cụm xã.
Phát triển KTNT là một tất yếu khách quan nhưng không thể phát triển một cách tùy tiện mà phải có quy hoạch các vùng sản xuất, quy hoạch lại các khu dân cư một cách khoa học, dựa trên sự so sánh lợi thế của các vùng, miền kết hợp với dự báo và đánh giá thị trường.