- Nguyên nhân chủ quan
4.2.4. Xây dựng, khai thác hệ thống kết cấu hạt ầng kinh tế xã hội ở
nông thôn
* Đối với cấp huyện: Tiếp tục hoàn chỉnh đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch mở rộng thị trấn Phát Diệm - Thị trấn huyện lỵ định hướng thành lập thị xã trước năm 2020, hình thành mạng lưới các thị tứ, các cụm xã, tạo các điểm nhấn cho quá trình đô thị hóạ Củng cố, hoàn thiện kết cầu hạ tầng như hệ thống giao thông cầu đường, mở rộng điện lưới nông thôn, tăng cường thủy lợi, bưu chính viên thông, nước sạch, trường học, trạm y tế, các công trình phúc lợi công cộng.
Về giao thông nông thôn: Tổ chức làm đường giao thông để nhân dân đi lại thuận tiện, cảnh quan đường làng, ngõ xóm đẹp, thoáng; hệ thống đường trục chính nội đồng, đường nhánh, đường bờ vùng, bờ thửa thuận tiện đảm bảo cho việc đưa cơ khí hóa vào sản xuất. Trong giai đoạn tới để xây dựng nông thôn mới toàn huyện cần đầu tư nâng cấp và làm mới 297,3 km đường giao thông các loạị Trong đó: Nhựa hoá hoặc bê tông hoá 41,7 km đường trục xã, liên xã đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải; cứng hoá 124,6 km đường trục thôn, xóm đạt chuẩn; cứng hoá 72,7 km đường ngõ, xóm sạch không lầy lội; cứng hoá 58,3 km đường trục chính nội đồng.
- Giai đoạn 2010-2015: Xây dựng 269 km ; trong đó:
+ Nhựa hoá hoặc bê tông hoá 41,7 km đường trục xã, liên xã, đưa tỷ lệ đường trục xã, liên xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá lên 100%.
+ Cứng hoá 124,6 km đường trục thôn, xóm, đưa tỷ lệ đường thôn bản được cứng hoá lên 100%.
+ Cứng hoá 72,7 km đường xóm, ngõ, đưa tỷ lệ đường ngõ xóm được cứng hoá lên 100%.
+ Cứng hoá 30 km đường trục chính nội đồng, đưa tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hoá lên 84,5%.
- Giai đoạn 2015-2020: Xây dựng 28,3 km; trong đó:
+ Cứng hoá 28,3 km đường trục chính nội đồng đưa tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hoá lên 100%.
+ Đồng thời với cứng hoá đường giao thông hiện có cần phát triển các đường giao thông mới theo quy hoạch nông thôn mớị
Về thủy lợi: Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp được quy hoạch theo hướng công nghiệp hóa, đảm bảo tưới tiêu chủ động cho 100% diện tích lúa và diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong đê Bình Minh 3. Xây dựng nông thôn mới cần cải tạo, xây mới 1.437 cầu cống các loại, cải tạo, xây mới 37 trạm bơm, trong đó có 30 trạm vô ống trên địa bàn các xã cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh; kiên cố hoá 828 km kênh mương do xã quản lý (tiêu chí từng xã đạt 85%). Phấn đấu:
- Giai đoạn 2010-2015: Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới 719 cầu cống các loại, 26 trạm bơm vô ống, cứng hoá 539 km kênh mương nội đồng, đưa tỷ lệ số km kênh mương nội đồng được kiên cố hoá lên 68,19%.
- Giai đoạn 2015-2020: Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới 557 cầu, cống nội đồng các loại, 11 trạm bơm. Kiên cố hóa 115 km kênh mương nội đồng, đưa tỷ lệ số km kênh mương nội đồng được kiên cố hoá lên 80,84 %.
Vềđiện: Hệ thống điện đến nay đã cơ bản đáp ứng tiêu chí nông thôn mới, trong giai đoạn tới cần tiếp tục đầu tư sửa chữa, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống điện, đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. - Đối với vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung phục vụ sản xuất hàng hóa, nhất là hàng hóa xuất khẩu và thay thế nhập khẩu thì phải ưu tiên đầu tư hệ thống thuỷ lợi, điện, giao thông, cơ sở chế biến và kho tàng bảo quản.
- Đối với các khu dân cư: cần tập trung đáp ứng nhu cầu của người dân, trước hết là giao thông, điện nước (đến tận hộ), hệ thống xử lý rác và thoát nước, nhà văn hoá, khu thể thaọ
Cũng do yêu cầu vốn lớn lên cần phải huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên ngân sách nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng, Đối với nông thôn, ngân sách nhà nước hỗ trợ không chỉ có ý nghĩa vật chất, nó còn tạo niềm tin, chỗ dựa để nhân dân và các thành phần kinh tế khác tham gia đóng góp. Do đặc thù kinh tế mỗi vùng khác nhau do đó chính sách đầu tư nhà nước cần phân biệt theo vùng và theo từng loại chương trình. Vùng đông đồng bào công giáo
huyện Kim sơn tỉnh Ninh Bình cần được đầu tư, quan tâm hơn. Bởi vì, đây là vùng đất bồi, cốt đất thấp, nền yếu tỷ suất đầu tư lớn, đầu tư phát triển cho vùng giáo là điều kiện, là cơ sở cho phát triển kinh tế vùng giáo, tạo lòng tin, đại đoàn kết lương giáo ở huyện đặc thù như huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
* Đối với xã, với xóm: Kết cấu hạ tấng kinh tế - xã hội nông thôn gồm nhiều loại nhưng có vai trò thúc đẩy trực tiếp đến phát triển nền KTNT hiện nay phải kể đến giao thông, thuỷ lợi, điện, thông tin liên lạc, hệ thống thoát nước, xử lý môi trường nông thôn. Bộ phận có vai trò gián tiếp nhưng có tác động quan trọng là: trụ sở làm việc của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trường học, nhà văn hoá, khu hoạt động thể dục thể thao của xã, ở các làng, xóm. Nhà nước có chính sách cụ thể về hỗ trợ nguồn vốn ngân sách cho xây dựng kết cấu hạ tầng các xã, nhất là những địa phương khó khăn với mức cụ thể, với công trình cụ thể hoặc tỷ lệ hỗ trợ cụ thể cho các công trình. Đây là cơ sở, là chất xúc tác, là đòn bẩy để phát động nhân dân góp công, góp của, góp tiền làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa ...
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn của xã theo phương châm: Làm từ đồng ruộng vào làng, từ nhà ra xóm, làm từ xóm lên xã, xã chủ động trong xây dựng các công trình chính của xã, các thôn xóm chủ động vận động nhân dân đóng góp xây dựng các công trình của thôn xóm. Lấy thôn xóm làm địa bàn và đơn vị tổ chức thực hiện, tự bàn bạc quyết định, các hộ dân lo cải tạo ao vườn, sân, ngõ, công trình vệ sinh của gia đình.
Thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân hiểu, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ, thực hiện tốt qui chế dân chủ trong xây dựng nông thôn mới”. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sức mạnh toàn dân xây dựng kết cấu hạ tầng trong XDNTM. Xây dựng các nhân tố nòng cốt tuyên truyền, vận động và ủng hộ, phát hiện lựa chọn, kêu gọi, động viên những người có điều kiện kinh tế, có uy tín với nhân dân lên tiếng ủng hộ (con em, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm). Cập nhật, công khai nguồn thu, ủng hộ hỗ trợ, biểu dương kịp thời cá nhân, tập thể ủng hộ, hỗ trợ. Khơi dậy tinh thần tự trọng, tự vươn lên của mỗi xóm, mỗi xã, làm cho người dân biết tự hào với truyển thống của xóm, của địa
phương, từ đó phấn đấu thi đua để bằng bạn bằng bè. Nêu cao tinh thần đoàn kết gắn bó cộng đồng, trách nhiệm của khu dân cư.