Về nguồn nhân lực nông thôn

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình (Trang 92 - 94)

- Về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Đến nay nhiều công trình cấp nước sạch sinh hoạt nông thôn được cải tại, nâng cấp hoàn thiện, phục

3.2.2. Về nguồn nhân lực nông thôn

Theo số liệu Thống kê của huyện tổng dân số toàn huyện tính đến 31/12/2013 có 170.635 người; số người trong độ tuổi lao động có 94.038 người; lao động nữ có 47.442 ngườị Hiện nay huyện có 1 Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ việc làm được thành lập đi vào hoạt động từ cuối năm 2007. Hơn 100 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực: Sản xuất, chế biến hàng cói, xây dựng, giao thông, thủy lợị Nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thu hút hàng trăm lao động, nhiều doanh nghiệp có đội ngũ nghệ nhân có tay nghề cao, tích cực tham gia vào công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.

Bảng 3.3: Chất lượng lao động ở huyện Kim sơn 2008-2013

Đơn vị: %

Chưa đào

tạo Số lao động được đào tạo

Đào tạo nhắn hạn Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên ĐH Năm Lao TS động SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 2008 93014 67915 73.02 16655 17.91 910 0.98 3898 4.19 1430 1.54 2193 2.36 13 0.01 2009 93095 65965 70.86 18560 19.94 922 0.99 3972 4.27 1445 1.55 2215 2.38 16 0.02 2010 93262 64318 68.96 20335 21.80 913 0.98 3979 4.27 1458 1.56 2232 2.39 27 0.03 2011 93366 63119 67.60 21550 23.08 947 1.01 3998 4.28 1473 1.58 2245 2.40 34 0.04 2012 93860 62019 66.08 22610 24.09 1089 1.16 4037 4.30 1596 1.70 2473 2.63 36 0.04 2013 94038 60775 64.63 23940 25.46 1112 1.18 4060 4.32 1638 1.74 2475 2.63 38 0.04

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Kim Sơn năm2013 [122].

Để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực nông thôn, một trong những chỉ số quan trọng nhất là trình độ đào tạọ Thực tế cho thấy lao động chưa qua đào tạo của huyện Kim Sơn còn nhiều chiếm trên 60% tổng lao động toàn huyện.

Cơ cấu lao động của huyện Kim Sơn nhìn chung còn bất cập, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn cao, nhiều lao động sau thời gian nông vụ không có việc làm, phải đi lao động kiếm sống ở những tỉnh xa còn nhiều; chất lượng lao động còn thấp, số lao động trong nông nghiệp được đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, nhất là lao động có tay nghề cao còn rất ít và thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn trong quá trình CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

Lực lượng lao động ở huyện Kim Sơn tăng nhanh về số lượng nhưng chất lượng còn hạn chế, số lao động được đào tạo hàng năm có tăng lên, nhưng hiện nay 80% tổng số dân của huyện Kim Sơn làm nông nghiệp là chủ yếu, đây là nguy cơ lớn trong quá trình đô thị hóa diễn rạ

Trong những năm qua thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng chính phủ về Phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. UBND huyện Kim Sơn đã tập trung triển khai thực hiện công tác dạy nghề cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, hộ có nhu cầu chuyển đổi nghề đã mang lại hiệu quả thiết thực góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong huyện. Ngày 30/6/2010 UBND huyện đã xây dựng Đề án số 01-ĐA/UBND về dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Ngày 06/08/2012 UBND huyện cũng đã xây dựng Kế hoạch số 44/KH-UBND về “Chuyển dịch cơ cấu lao động, chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực giai doạn 2011-2020”. Huyện đã tập trung chỉ đạo triển khai, thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực và dạy nghề cho lao động nông thôn đã góp phần phát triển kinh tế nông thôn và thành quả chung của huyện. Từ năm 2008 đến năm 2013 huyện Kim Sơn đã tổ chức được 56 lớp dậy nghề với 1950 người được đào tạo cho các đối tượng: lao động nông thôn, người nghèo, người tàn tật. Với các nghề: đan cói, đan bèo tây, may công nghiệp, hàn công nghiệp, thêu xuất khẩu, điện dân dụng, nấu ăn, trồng nấm, tạo dáng và chăn sóc cây cảnh, trồng sơ chế dược liệu, chăn nuôi, thú ỵ

Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ việc làm huyện Kim Sơn được thành lập đi vào hoạt động từ cuối năm 2007. Qua 5 năm đi vào hoạt động đến nay Trung tâm đã đi vào nề nếp, hoạt động tương đối có hiệu quả với các lớp, các mô hình và kết quả như sau: Triển khai 36 mô hình và nhân rộng 15 mô hình phát triển sản xuất; Tổ chức tập huấn 98 lớp cho 9.076 lượt người; Mở 37 lớp dạy nghề cho 3.445 lượt ngườị

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)