Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình (Trang 58 - 60)

quả ở nông thôn

Sự phù hợp giữa các hình thức tổ chức sản xuất với trình độ lực lượng sản xuất là điều kiện quan trọng và là động lực thúc đẩy phát huy các nguồn lực cho phát triển KTNT; Các hình thức tổ chức sản xuất phát triển thích hợp trong nông thôn sẽ tạo tiền đề cần thiết để sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội mỗi vùng, địa phương. Hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn phụ thuộc vào qui mô hay các loại hình của đơn vị kinh tế nông thôn, trước hết là các loại hình quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. Hiện nay ở nông thôn có các hình thức tổ chức sản xuất như: hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, công ty … đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế caọ

Trong KTNT cũng có sự hiện diện của các thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoàị Do vậy trong quá trình phát triển KTNT vừa phải tôn trọng sự tồn tại tất yếu khách quan của các thành phần kinh tế, vừa phải tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh theo pháp luật. Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để nó hoạt động hiệu quả, giữ được vai trò then chốt trong phát triển KTNT. Đồng thời phát triển mạnh kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX là những tổ chức kinh tế hợp tác của những người lao động liên kết tự nguyện góp vốn, góp sức để sản xuất kinh doanh nông nghiệp và các ngành nghề khác được sự hướng dẫn, hỗ trợ của nhà nước. HTX hoạt động theo nguyên tắc

tự nguyện, dân chủ, bình đẳng cùng có lợi, có tư cách pháp nhân. Kinh tế tập thể phải trở thành thành phần kinh tế có vai trò cực kỳ quan trọng trong nền KTNT, đảm bảo cho KTNT phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩạ Đồng thời coi trọng phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoàị Khuyến khích và định hướng phát triển các loại hình kinh tế này với những cơ chế, chính sách ưu đãi phù hợp, thể chế pháp lý minh bạch, rõ ràng nhằm phát triển kinh tế hàng hóa ở nông thôn và xã hội hóa KTNT, cụ thể là:

- Xây dựng hộ nông dân thành đơn vị kinh tế tự chủ. Trong dó chủ yếu là nâng cao kiến thức khoa học, kỹ thuật, kỹ năng sản xuất, kiến thức thị trường để người nông dân có thể vươn lên chủ động lựa chọn phương án sản xuất có lợi, sản xuất với năng suất cao, chất lượng sản phẩm sạch…và có lợi nhất để tăng thu nhập.

- Tạo điều kiện thuận lợi để trang trại phát triển cả về số lượng và quy mô, đầu tư sản xuất theo chiều sâu để hàng hoá có sức cạnh tranh, vươn ra xuất khẩụ

- Phát triển các hình thức hợp tác, nhất là HTX. Hướng các HTX dịch vụ tốt cho kinh tế hộ và trang trại để hai loại hình kinh tế đó phát triển có hiệu quả.

- Đổi mới xắp xếp nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước để nó xứng đáng là các điểm tựa cho các thành phần kinh tế khác phát triển.

Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa không gian nông thôn bị thu hẹp song không gian KTNT không thu hẹp mà phải không ngừng phát triển. Hơn nữa bản thân một địa phương, một vùng nông thôn không thể phát triển KTNT một cách hoàn chỉnh, đồng bộ. Vì vậy phải có sự liên kết giữa các vùng, các địa phương, hơn nữa là hội nhập kinh tế quốc tế cụ thể như sau:

- Tạo môi trường thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và về nông thôn.

- Thành lập các hiệp hội thông qua đó có sự liên kết tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và nước ngoàị

- Xây dựng thương hiệu hàng hóa nhất là những sản phẩm có thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài để tăng thu nhập cho người lao động.

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình (Trang 58 - 60)