Hàn Quốc từ đất nước nghèo nàn, lạc hậu đã trở thành nước phát triển có mức sống cao trong những năm 70. Một trong những yếu tố thành công ở Hàn Quốc trong phát triển khu vực nông thôn là Saemaml Undong. Phong trào này bắt đầu ở nông thôn nên được hiểu là “Phong trào làng mới” với mục tiêu xây dựng nền tảng cho cuộc sống tốt đẹp hơn cho mỗi gia đình, làng xã, góp phần vào sự tiến bộ chung của toàn xã hộị Tinh thần của phong trào này “Chăm chỉ - Tự lực - Hợp tác”. “Chăm chỉ” là động lực tự nguyện của người dân, không ngừng vượt qua khó khăn để tiến tới thành công; “Tự lực” là ý chí bản thân, tinh thần làm chủ, chịu trách nhiệm về cuộc sống và vận mệnh của bản thân; “Hợp tác” là nhận thức về mong muốn phát triển cộng đồng phải nhờ vào nỗ lực của tập thể [116].
Hàn Quốc với việc thực hiện các vấn đề như: Kết hợp phát triển đô thị, nông thôn; khuyến khích phát triển công nghiệp vừa và nhỏ; chuyển hoạt động công nghiệp ra xa trung tâm đô thị lớn, tạo cho dân cư nông thôn có việc làm, có thu nhập từ phi nông nghiệp; thực hiện có hiệu quả trợ cấp của Chính phủ … Những việc làm này từ 1970 - 1978 đã làm cho bộ mặt các vùng nông thôn thay đổi một cách nhanh chóng. Các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản hoàn thành, đời sống cư dân nông thôn được cải thiện rõ rệt.
Trong điều kiện đất nước khó khăn, Chính phủ đưa ra những nội dung cụ thể để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn như mở rộng , làm mới đường trong thôn; cải tạo hàng rào quanh nhà; sửa hệ thống đập sông ngòi, xây điểm gom rác với chính sách hỗ trợ miễn phí xi măng, thép theo mức cụ thể. Đồng thời với tinh
thần Saemaul đã kích thích sự tham gia của cộng đồng đã làm cho nông thôn Hàn Quốc có những thay đổi to lớn.