- Về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Đến nay nhiều công trình cấp nước sạch sinh hoạt nông thôn được cải tại, nâng cấp hoàn thiện, phục
3.1.2. Đặc điểm về kinh tế xã hộ
Về kinh tế, kinh tế huyện Kim Sơn từ năm 2001 đến nay có những điểm nổi bật: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001 đến 2005 là 13,1%, trong đó tốc độ tăng của các ngành: Nông, lâm, ngư tăng 11,2%; Công nghiệp, TTCN, xây dựng tăng 16,8%; Dịch vụ tăng 13,6%. Giai đoạn 2006 đến năm 2010 tăng trưởng kinh tế bình quân là 12,7% trong đó tốc độ tăng của các ngành: Nông, lâm, ngư tăng 4,1%; CN, TTCN, xây dựng tăng 21,3%; Dịch vụ tăng 14,9%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 là 13,4%; năm 2012 là 10,3%; năm 2013 là 12%.
- Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện trong những năm qua tăng trưởng khá, cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, sản lượng, năng suất lúa và thủy hải sản các loại bình quân năm tăng trưởng caọ Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, giá cả thấp và thị trường tiêu thụ khó khăn do đó sản phẩm của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
- Về sản xuất CN - TTCN: Giá trị sản xuất CN - TTCN đóng góp hàng năm chủ yếu là sản phẩm thủ công mỹ nghệ hàng cói xuất khẩu và các hàng hóa khác xuất khẩụ Các sản phẩm cói được xuất khẩu sang các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippin; Các nước Châu Âu: Đức, Pháp, Ý, Cộng hòa Séc và mở rộng sang các nước Châu Mỹ. Tuy nhiên, diện tích trồng và sản lượng cói các loại có xu hướng giảm do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế và thị trường tiêu thụ sản phẩm sản xuất từ cây cói gặp nhiều trở ngại…
- Thương mại và dịch vụ: Hàng hóa trên thị trường đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Các ngành dịch vụ bưu chính viễn thông, vận tải tích cực đầu tư máy móc, hiện đại hóa trang thiết bị, đa dạng hóa các hình thức phục vụ đáp ứng nhu cầu thiết yếu và nâng cao đời sống nhân dân.
- Kết cấu hạ tầng: Khi kết cấu hạ tầng được đảm bảo, những chi phí của doanh nghiệp, những hộ sản xuất kinh doanh đã giảm được chi phí. Khi đó các nguồn lực đầu tư cho tăng trưởng sẽ cao hơn. Do vậy, trong những năm qua kết cấu hạ tầng của huyện Kim Sơn đã và đang được các cấp, các ngành quan tâm làm mới, nâng cấp, cải tạo ngày một tốt hơn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển.
+ Về giao thông: Được sự chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; Sự lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện dần được kiên cố hóa, hiện đại hóạ Hiện nay, Kim Sơn đang thực hiện thi công một số dự án, công trình lớn như: Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 10 và đường tránh thị trấn Phát Diệm; đường ĐT480; đường ĐT481; dự án nạo vét sông Ân - sông Cà Mâu - sông Hoàng Trực; Dự án nâng cấp đê biển Bình Minh 2; hàn khẩu đê Bình Minh 3; đường ven biển và nhiều dự án, công trình khác.
Tuyến đường thôn, xóm dài 227,12km đã cứng hóa bằng bê tông xi măng được 176,16km đạt 77,56%; tuy nhiên mặt đường một số tuyến còn nhỏ chỉ rộng (1,5-2)m. Hiện nay để đạt tiêu chí nông thôn mới hệ thống giao thông nông thôn cần cải tạo, nâng cấp mở rộng đáp nhu cầu vận chuyển, lưu thông hàng hóa của người dân nông thôn trong thời kỳ CNH, HĐH nông thôn.
Tuyến đường nội đồng dài 182,1km chủ yếu vẫn là đường đất, trong thời gian tới sẽ tập trung và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn và chương trình mục tiêu của các dự án khác để đầu tư cải tạo các tuyến đường nội đồng của các xã trong huyện phục vụ tốt cho sản xuất của người nông dân được thuận lợị
Về văn hóa - Xã hội, lịch sử Kim Sơn là lịch sử của những cuộc chinh phục đất hoang, quai đê lấn biển. Qua 185 năm đã tiến hành bảy lần quai đê lấn biển.
Năm 1899 : Đắp đê Ân Giang Năm 1927 : Đắp đê Hoành Trực Năm 1933 - 1934 : Đắp đê Văn Hải Năm 1945 : Đắp đê Cồn Thoi
Năm 1959 - 1960 : Đắp đê Bình Minh 1 Năm 1981 : Đắp đê Bình Minh 2 Năm 2005 : Đắp đê Bình Minh 3
Kim Sơn là vùng đất mở, cư dân xuất xứ từ nhiều vùng nên có bản sắc văn hóa đa dạng, kinh nghiệm sản xuất đa dạng, phong phú. Hiện nay, ở Kim Sơn có các xã là người của 10 tỉnh, 40 huyện, 50 xã đến cư trú lập nghiệp. Người dân Kim Sơn có tính năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, cấu kết cộng đồng.
Tổng dân số của huyện năm 2013 là 170.635 người trong đó trong đó 94.038 người đang trong độ tuổi lao động (chiếm 55,1% dân số của huyện), là yếu tố thuận lợi để tăng trưởng kinh tế và cũng gây ra những áp lực không nhỏ trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Trong tổng dân số của huyện người theo đạo Công giáo chiếm 46,7 %. Các xã, thị trấn của huyện đều có đồng bào công giáo sinh sống, số lượng dân theo đạo Công giáo có tỷ lệ lớn ở các xã như: xã Xuân Thiện là 87,8%, xã Chính Tâm là 82,0% và 06 xã vùng bãi ngang đặc biệt khó khăn được Thủ tướng chính phủ Phê duyệt tại Quyết định số 106/2004/QĐ-TTg ngày 11/6/2004; Quyết định số: 113/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 và Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 01/4/2013 là các xã: Cồn Thoi có đồng bào theo đạo Công giáo là 91,1%, xã Kim Tân là 78,4%, xã Kim Mỹ là 87,1%, xã Kim Đông là 58,7%, xã Kim Trung là 61,0%, xã Kim Hải là 53,3%.
Kim Sơn là một huyện giàu truyền thống văn hóa, hiếu học. Chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được nâng lên qua các năm; số học sinh thi đỗ vào các trường Cao đẳng, đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa Đại học năm sau cao hơn năm trước, năm học 2009 - 2010 có 581 em, năm học 2011 - 2012 là 672 em, năm học 2012 - 2013 là 763 em. Hiện tại toàn huyện có 53/83 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia đạt tỷ lệ 62,35%, trong đó có 12/27 trường mầm non, 11/27 trường Trung học cơ sở, 29/29 trường tiểu học được công nhận chuẩn quốc gia cấp độ 1, (trong đó có 2 trường Tiểu học được công nhận đạt chuẩn quốc gia cấp độ 2), có 4 trường Trung học phổ thông (có 1 trường đạt chuẩn quốc gia) và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên. Đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới đặt rạ Về phổ cập giáo dục: tỷ lệ trẻ em
trong độ tuổi đi nhà trẻ đạt 55%, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi mẫu giáo đạt 97%, tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi: tiểu học 100%, Trung học cơ sở đạt 100%.
Phong trào toàn dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình; Các nhà văn hóa xóm, phố, sân thể thao phổ thông được đầu tư xây dựng góp phần đáp ứng nhu cầu rèn luyện, phát triển toàn diện cả tinh thần và thể chất của toàn dân. Đời sống của người nghèo trên địa bàn huyện được chăm lọ Việc huyện Kim Sơn chú trọng đến công tác an sinh xã hội, phát triển các hoạt động văn hóa, nâng cao trình độ dân trí và mức sống của người dân đã tác động trực tiếp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương. Vì vậy, nền kinh tế của huyện sẽ có được những ảnh hưởng tích cực từ nguồn lao động có tay nghề, đồng thời việc phát triển các ngành kinh tế trong nông thôn sẽ trở nên thuận lợi hơn trong chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho phát triển KTNT trong XDNTM ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình.
Trên địa bàn huyện Kim Sơn có 30 cơ sở y tế, trong đó có 1 Bệnh viện đa khoa, 2 phòng khám khu vực, 1 Trung tâm y tế và 27 trạm y tế xã, thị trấn với tổng số 280 giường bệnh, số cán bộ y tế trong toàn huyện năm 2013 có 308 ngườị Trong đó: có 45 Bác sỹ, trên đại học; 160 y sỹ, kỹ thuật viên, 77 y tá, hộ lý; 26 cán bộ trình độ khác. Các chương trình Y tế Quốc gia, y tế dự phòng, chương trình phòng chống dịch … có nhiều tiến bộ. Chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân tưng bước được nâng lên, mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố; đến nay 27/27 xã thị trấn được công nhận chuẩn Quốc gia về y tế cơ sở được chăm sóc tốt hơn. Chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến xã được cải thiện một bước, 100% số trạm xã có bác sỹ khám và chữa bệnh, 298/298 thôn, xóm, khu phố có cán bộ y tế.
Huyện đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành phối kết hợp thực hiện đồng bộ các chương trình, dự án trên địa bàn phục vụ XDNTM như: Đề án đào tạo nghề, các chương trình tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, Đề án hỗ trợ sản xuất lúa chất lượng cao, sản xuất cây dược liệu, các Dự án khuyến nông, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phát triển mạnh các mô hình trang trại, gia trại có hiệu quả; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện đáng kể.
Tóm lại, những đặc điểm tự nhiên, KT- XH của huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đã có những ảnh hưởng rất lớn tới KTNT trong XDNTM. Nó vừa có những ảnh hưởng tích cực, vừa có những ảnh hưởng không mong muốn, đòi hỏi cần linh hoạt, năng động trong quá trình phát triển KTNT ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình.
3.2. THỰC TRẠNG KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN KIM SƠN TỈNH NINH BÌNH NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN KIM SƠN TỈNH NINH BÌNH