Phát triển kinh tế trang trạ

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình (Trang 152 - 153)

- Nguyên nhân chủ quan

4.2.7.1.Phát triển kinh tế trang trạ

Hiệu quả kinh tế trang trại đã được khẳng định, tuy nhiên thực hiện không ít khó khăn trở ngại đang hạn chế sự phát triển của mô hình kinh tế nàỵ Tích tụ ruộng đất là điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế trang trại, thực tế hiện nay các xã của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cho thấy mỗi hộ có 1 đến 3 mảnh đất canh tác, bình quân toàn huyện 1,8 thửa/hộ, nhưng tốc độ thực hiện “dồn điền, đổi thửa” của huyện đang chững lại vì nhiều nguyên nhân. Hiện tại, ruộng đất của địa phương còn manh mún, nằm rải rác, các quy định về giá đền bù, giá chuyển đổi nhiều nơi chưa hợp lý. Đây được xác định là trở ngại lớn cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Trước hết thực hiện ngay việc “dồn điền, đổi thửa” để tập trung đất canh tác; tạo cơ chế thuận lợi cho các mô hình trang trại có tiềm năng phát triển, nhằm thu hút lao động tại chỗ và khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của địa phương, vùng lân cận.

- Mỗi xã, thôn khi quy hoạch phải dành vùng đất cho công nghiệp tập chung, nuôi thuỷ sản tập trung, khu chăn nuôi tập trung hoặc khu cây ăn quả đặc sản, cây công nghiệp để phát triển trang trạị Áp dụng chính sách thuê đất như đối với đất dành cho nông nghiệp, nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí đền bù đất đaị

- Nhà nước hỗ trợ kinh phí quy hoạch kết cấu hạ tầng cơ bản (đường, điện, cấp nước và xử lý chất thải…) cho các khu trang trại tập trung và hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng hạ tầng nàỵ

- Hỗ trợ phòng chống dịch bệnh cho các trang trại, kinh phí đào tạo kiến thức cho các chủ trang trạị

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình (Trang 152 - 153)