nâng cấp đưa vào sử dụng từ năm 2010; tỉnh lộ 486B (từ Cầu Hà Lạn đến Thị trấn Liễu Đề), chiều dài 28,6 km được cải tạo, nâng cấp đua vào sử dụng từ năm 2012; tỉnh lộ 488C (đoạn từ đê Văn Lý đến đê Ninh Mỹ ) đang được triển khai nâng cấp, dự kiến đưa vào sử dụng, khai thác đầu năm 2014… đã góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, làm thay đổi bộ mặt giao thông nông thôn.
- Giao thông: đường trục xã, liên xã có 222/222 km được nhựa hóa và bê tông hóa, Bmặt từ 3,5 m trở lên; Đường thôn, xóm có 920/1.100 km được bê tông hóa, Bmặt từ 2-3 m trở lên; Đường trục chính nội đồng có 255/386 km được bê tông hóa, Bmặt từ 2 m trở lên [54].
- Hệ thống thủy lợi: Sau 3 năm tập trung chỉ đạo, đến nay 100% tuyến kênh cấp 1, cấp 2 được nạo vét, nâng cấp đảm bảo thông thoáng, kết hợp với công tác điều hành linh hoạt của toàn bộ hệ thống vì vậy cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Hệ thống điện: sau khi tiếp nhận, ngành điện đã đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện hạ thế nông thôn giai đoạn 1, hệ thống lưới điện trung thế, lắp đặt trạm biến áp chống quá tải, kinh phí trên 100 tỷ đồng, đảm bảo theo yêu cầu của ngành điện cũng như nhu cầu sử dụng của nhân dân.
- Trên cơ sở nhận thức việc dồn điền đổi thửa và chỉnh trang kiến thiết đồng ruộng là điều kiện để xây dựng nông thôn mới; năm 2011, toàn huyện tập trung chỉ đạo, đến 31/12/2011 đã hoàn thành trên phạm vi toàn huyện, đạt được 5 mục tiêu: Động viên nhân dân góp đất xây dựng đường giao thông nội đồng được 345 ha, bình quân 11,5 m2/sào, mở rộng 1.165 tuyến đường nội đồng dài 772 km; Giảm số thửa: bình quân từ 2,8 còn 1,9 thửa/hộ, giảm 0,9 thửa/hộ; Quy gọn vùng đất công: từ 506 vùng, còn 321 vùng, giảm 185 vùng; Quy hoạch vùng sản xuất: hiện có 405 vùng sản xuất tập trung, vùng có diện tích lớn nhất 108 ha; Quy hoạch đất giành xây dựng các công trình công cộng 708 ha, đất quy hoạch khu dân cư 149 hạ
* Về nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn
- Điều chỉnh thời vụ sản xuất vụ Xuân, vụ Mùa, vụ Đông. Vụ Mùa được gieo cấy sớm hơn tạo điều kiện để mở rộng sản xuất vụ Đông và xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Chuyển đổi các diện tích đất sản xuất muối, trồng lúa hiệu quả thấp sang chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng màu, với tổng diện tích 854 ha, tăng 180 ha so năm 2008. 100% cơ giới hóa trong khâu làm đất, từng bước cơ giới hóa trong thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. Mở rộng diện tích gieo sạ trong sản xuất lúa, đến nay diện tích gieo sạ trong vụ Xuân 2013 chiếm 25% diện tích. Tích cực xây dựng các mô hình cánh đồng mẫu lớn để áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Nhân rộng mô hình gieo sạ ở các xã như: Hải Quang, Hải Thanh, Hải Hà, Hải Lộc, Hải Châụ
- Trong 2 năm (2011-2012) toàn huyện đó đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, truyền nghề, phát triển nghề mới tạo việc làm cho người lao động, kết quả các cơ sở dạy nghề đó đào tạo nghề cho 6.029 lao động, trong đó: Đào tạo nghề ngắn hạn cho 2.107 lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tưởng Chính phủ; tổ chức truyền nghề cho trên 12.500 lao động. Tổ chức 235 lớp tập huấn cho 11.750 lao động [54].
- Chỉ đạo phát triển làng nghề với phương châm mỗi gia đình có thêm một nghề mới, mỗi xã có thêm một làng nghề mớị Các xóm, tổ dân phố đã tích cực
triển khai thực hiện đề án xây dựng làng nghề, củng cố, khôi phục các nghề truyền thống. Coi trọng việc dạy nghề, truyền nghề, tạo điều kiện để các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư, lắp đặt các cơ sở sản xuất, gia công tại các xóm, tổ dân phố tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Năm 2012 huyện Hải Hậu đã có 27 làng nghề, đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 10.000 lao động. Trên địa bàn huyện có các xưởng may công nghiệp công suất lớn như Công ty may Sông Hồng khởi công xây dựng nhà máy may tại xã Hải Phương, dự kiến khi hoàn thành đồng bộ sẽ tạo việc làm thường xuyên cho trên 2.000 công nhân. Công ty may Hải Đường đã thu hút trên 400 lao động với thu nhập ổn định trên 2 triệu/người/tháng. Công ty may Đạt Thành đã thu hút trên 300 lao động với thu nhập ổn định 3 triệu đồng/người/tháng. Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Thịnh Long (được tái cơ cấu từ Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh) công ty đã tập trung khôi phục sản xuất, bàn giao tàu chở hàng 12.500 tấn, hợp đồng đóng mới 1 tàu 12.500 tấn, 1 tàu hàng 4.300 tấn và 4 tàu cá, tạo việc làm cho trên 500 cán bộ, công nhân viên với thu nhập bình quân 4 triệu/người/tháng.
- Tăng cường năng lực hệ thống khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ sản xuất nông nghiệp: 100% các xã, thị trấn trong huyện có khuyến nông viên cơ sở, trưởng thú y xã, nhân viên bảo vệ thực vật, các xã ven biển có nhân viên khuyến diêm. Đã tuyên truyền, hướng dẫn cho nông dân chuyển giao công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật về thâm canh cây trồng, con nuôị
- Tổ chức thành lập và kiện toàn 35 Ban Nông nghiệp ở 35 xã, thị trấn do đồng chí Phó chủ tịch làm Trưởng ban, để làm công tác tham mưu giúp UBND xã trong lĩnh vực điều hành phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã, thị trấn.
2.3.2.2. Kinh nghiệm của huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định * Kết quả thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp * Kết quả thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp
Xác định quy hoạch là cơ sở quan trọng để phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đạị Huyện ủy, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung cao trong công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp thành các vùng tập trung; vùng sản xuất lúa hàng hóa, vùng sản xuất cây
vụ đông, vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vùng trang trại tổng hợp… theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóạ Qúy I năm 2011, toàn huyện đã chỉ đạo hoàn thành và phê duyệt xong quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã giai đoạn 2011 - 2020. Tháng 9/2011, UBND huyện đã phê duyệt xong quy hoạch XDNTM đến năm 2020 cho tất cả 25 xã, thị trấn. Đồng thời chỉ đạo lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2012 - 2020 và kế hoạch sử dụng đất 2011 - 2015.
Căn cứ quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, UBND huyện triển khai công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông dân tích tụ ruộng đất và tổ chức sản xuất tập trung với quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóạ Năm 2011 hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa ở tất cả các xã, thị trấn. Chất lượng dồn điền đổi thửa tốt, nhân dân phấn khởị Dồn điền đổi thửa kết hợp với chỉnh chang đồng ruộng là cơ sở thực hiện cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp.
* Kết quả phát triển trồng trọt: Trong sản xuất cây lúa, huyện Nghĩa Hưng đã tập trung heo hướng sản xuất lúa hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tỷ lệ gieo cấy lúa hàng hóa chất lượng cao tăng đều qua các năm: năm 2008 đạt 20% diện tích, năm 2012 tăng lên 45% diện tích. Năm 2008 thu nhập bình quân trên một ha đất canh tác đạt: 65,18 tr.đồng/hạ Năm 2012 thu nhập bình quân trên một hecta đất canh tác đạt 97 tr.đồng/ha, tăng 48,8 so với năm 2008.
Diện tích cây vụ đông năm 2008: 1.258 ha (trong đó cây vụ đông trên đất 2 lúa 193 ha). Diện tích cây vụ đông năm 2012: 1.359.9ha, tăng 8,1% so với năm 2008 (trong đó cây vụ đông trên đất 2 lúa 288,9ha) [60].
* Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi: Chăn nuôi phát triển ổn định theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô trang trại, gia trại thay cho chăn nuôi nhỏ lẻ. Phát triển chăn nuôi của huyện tập trung vào các con nuôi: lợn, gia cầm, trâu bò. Hiện nay đàn trâu bò 2.431 con, đàn lợn 81.303 con, đàn gia cầm 976.400 con, sản xuất lượng lợn hơi xuất chuồng đạt 13.486 tấn. Chủ động các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, đảm bảo an toàn dịch bệnh, tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển ổn định. Gía trị sản lượng ngành chăn nuôi theo
giá hiện hành năm 2008 đạt 411,214 tỷ đồng; Gía trị sản lượng ngành chăn nuôi năm 2012 đạt 862,005 tỷ đồng, tăng 109,6% so với năm 2008 [60].
* Kết quả sản xuất ngành thủy sản, lâm nghiệp và thực hiện chiến lược kinh tế biển gắn với an ninh quốc phòng: Huyện Nghĩa Hưng xác định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, tập trung cao trong sản xuất thâm canh các con nuôi có giá trị cao trên thị trường: tôm sú, tôm chân trắng, cua, cá bống bớp, ngao vạng, các song, cá vược…Diện tích nuôi trồng thủy sản 2.840ha, trong đó diện tích nuôi mặn lợ 1.747ha, tập trung ở khu vực ven biển. Những năm qua Nhà nước đầu tư kinh phí phát triển các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản: Đông Nam Điền, Cồn Xanh,… Năm 2008 tổng sản lượng nuôi trồng đạt 9.741,5 tấn, năm 2012 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 24.785 tấn, tăng 154,4% so với năm 2008. Tổng giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành năm 2008 đạt 460,894 tỷ đồng, giá trị sản xuất thủy sản năm 2012 đạt 941,297 tỷ đồng, tăng 104,2% so với năm 2008.
Huyện có 423 phương tiện khai thác thủy sản, trong đó chủ yếu có công suất từ (20 - 300)CV. Các tàu thuyền cơ giới đánh bắt thủy sản đều được tổ chức thành các tổ, đội: được trang bị các máy móc phục vụ thông tin liên lạc trên biển tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và an ninh, an toàn trên biển.
Huyện Nghĩa Hưng đã đầu tư kinh phi xây dựng các cơ sở sản xuất giống thủy sản, trong đó có 3 trại sản xuất giống nước ngọt và 7 trại sản xuất giống mặn lợ, hàng năm đã đáp ứng được gần 80% nhu cầu con giống trên địa bàn huyện. Các cơ sở dịch vụ con giống, thức ăn thủy sản, thú y sản xuất trên địa bàn đáp ứng yêu cầu của sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thực hiện tốt nhiệm vụ trồng mới và bảo vệ rừng nên diện tích rừng phòng hộ ven biển hiện nay 1.671,23ha, trong đó có 1.551,23ha rừng ngập mặn và 120 ha rừng phi laọ Các diện tích rừng phòng hộ được bảo vệ nghiêm nên phát triển tốt và có vai trò rất quan trọng trong việc phòng hộ các tuyến đê biển xung yếu khi xảy ra bão lũ. Bảo vệ và phát triển diện tích rừng phòng hộ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thủy sản bền vững trên địa bàn huyện.
* Kết quả phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn: Thực hiện phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, từng bước đưa cơ giới
hóa vào khâu sản xuất nông nghiệp từ khâu sản xuất đến khâu thu hoạch. Để đáp ứng yêu cầu đó, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn tiếp tục phát triển và mở rộng, tập trung vào việc sửa chữa các loại máy nông nghiệp và mở rộng các hoạt động dịch vụ phục vụ cho cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp. Tổng giá trị sản xuất CN-TTCN năm 2008 (giá so sánh) đạt 215.299 triệu đồng, năm 2012 đạt 408.674 triệu đồng tăng 89,8% so với năm 2008. Các ngành sản xuất kinh doanh phát triển ổn định, tăng trưởng khá. Các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp Nghĩa Sơn hoạt động tốt, thu hút trên 3.000 lao động có việc làm ổn định.
Trong 5 năm giá trị sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định đạt trung bình 3.17%/năm. Năm 2008 giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá cố định 646.096 triệu đồng, năm 2012 đạt 747.686 triệu đồng, tăng 15,27% [60].
* Xây dựng kết cấu hạ tầngphục vụ kinh tế nông nghiệp, nông thôn - Hệ thống thủy lợi: Hệ thống thủy lợi được tập trung cải tạo, cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất và phòng chống thiên tai úng, lụt. Nhiều tuyến sông lớn: Đại Tám, Quần Vinh 1, Quần Vinh 2, Bình Hải 1 được đầu tư xây kè 2 bờ sông, nhiều hệ thống kênh mương cấp 3 được kiên cố hóa đáp ứng yêu cầu tưới tiêu nước phuc vụ sản xuất và đời sống người dân.Đối với 9 xã xây dựng NTM đã nạo vét 67 kênh cấp I, II kết hợp với đắp nền đường ra đồng 120km. Đầu tư xây mới và cải tại nâng cấp trên 700 cầu, cống đập cấp 3. Hệ thống kênh cấp III được kiên cố hóa 36,5km. Tổng đầu tư bình quân hàng năm cho hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện đạt 17 tỷ đồng/năm.