- Nguyên nhân chủ quan
4.1.2. Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới phải gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương (khóa IX) nêu rõ nội dung tổng quát của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa hoc, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường[40, tr.93]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ rõ: “Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng xuất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; tạo điều kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch”[41, tr.191].
Như vậy, đẩy nhanh quá trình CNH nông nghiệp, HĐH nông thôn là vấn đề cốt lõi của phát triển KTNT trong XDNTM trên phạm vi toàn quốc trong đó
huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình cần quán triệt sâu sắc để tổ chức thực hiện có hiệu quả. Nhằm mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, nhanh chóng xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn, kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp tập chung để sớm phát huy hiệu quả, làm hạt nhân tăng trưởng, động lực thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế trong nông thôn. Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; phát huy được các lợi thế và tạo sản phẩm mũi nhọn của địa phương.
4.1.3. Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới phải phù hợp với kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế