Kinh nghiệm của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình (Trang 68 - 70)

Huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định chú trọng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy trong phát triển KTNT trong XDNTM. Phương châm chỉ đạo là: tập trung thực hiện từ đồng vào làng, triển khai đề án dồn điền đổi thửa ở 33/35 xã, thị trấn (trừ 2 xã làm muối) để vừa quy hoạch vùng sản xuất, vừa chỉnh trang đồng ruộng, quy hoạch gọn quỹ đất công và vận động góp đất xây dựng công trình giao thông, thủy lợi nội đồng. Kết quả và kinh nghiệm phát triển KTNT trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quôc gia XDNTM ở huyện Hải Hậu như sau:

* Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại; phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn

- Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X; Nghị quyết của Tỉnh ủy và Kế hoạch triển khai Chương trình hành động của UBND tỉnh. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hải Hậu ban hành Nghị quyết số 36-QĐ/HU ngày 22/10/2010 chỉ đạo thực hiện Đề án Mở rộng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trồng cây vụ Đông trên chân ruộng 2 lúa và phát triển trang trại nông nghiệp, nhằm mục đích phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng giá trị. Hết năm 2013 có 35/35 xã, thị trấn đã xây dựng xong quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch nông thôn mới, dồn điền đổi thửa phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương.

+ Quy hoạch vùng sản xuất, mở rộng diện tích trồng cây vụ Đông trên chân ruộng 2 lúạ Xã, thị trấn ít nhất có diện tích chuyển đổi và cây vụ Đông đạt trên 15%. Diện tích cây vụ đông trên chân ruộng 2 lúa năm 2012 đạt 1.550 ha, dự kiến cây vụ đông năm 2013 đạt 1.800 hạ Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lấy cây cà chua, cải dầu, bí xanh là cây chủ lực của vụ Đông. Đẩy mạnh phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh để từng bước trở thành ngành kinh tế, làng nghề ổn định cho thu nhập cao [54].

+ Quy hoạch vùng trồng lúa đặc sản (Tám, Nếp) 900 ha bằng 8,3% diện tích ở 8 xã Hải Anh, Hải Đường, Hải An, Hải Toàn, Hải Phong, Hải Ninh, Hải

Giang và Hải Châu [54]. + Xây dựng các điểm trình diễn các giống lúa, màu có triển vọng, đại diện

cho các vùng thổ nhưỡng khác nhau tại các HTX: Trà Trung, Hải Thanh, Hải Tân, Hải Đường, Phú Lễ, Toàn Thắng để rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng, phấn đấu từng bước chủ động cung cấp giống thuần cho hộ sản xuất trong huyện.

+ Quy hoạch vùng nhân giống lúa thuần, diện tích từ (1 - 2) ha/HTX, tuyển chọn những hộ có điều kiện lao động đã qua đào tạo sản xuất giống nông hộ vào sản xuất giống.

+ Xây dựng vùng sản xuất vụ Đông, trồng cây phục vụ chế biến và xuất khẩu (cà chua, dưa chuột) có diện tích 400 ha tập trung ở 6 xã: Hải Tây, Hải Xuân, Hải Phú, Hải Cường, Hải Lý và Hải Hòa [54].

- Về phát triển chăn nuôi: chuyển dịch theo hướng phát triển trang trại tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn, an toàn dịch bệnh và đem lại hiệu quả kinh tế caọ Đến ngày 30/4/2013 huyện Hải Hậu có 706 gia trại, 102 trang trạị Những xã có điều kiện phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản như: Hải Lộc, Hải Đông, Hải Châu, Hải Xuân, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều, phấn đấu đến năm 2015 mỗi xã, thị trấn có từ 12 - 15 trang trại trở lên. Các trang trại đều nằm trong vùng quy hoạch, xa khu dân cư.

- Về thực hiện Chiến lược kinh tế Biển gắn với an ninh, quốc phòng, trong đó phát triển mạnh nghề khai thác xa bờ và nuôi trồng thủy hải sản. Tập trung khai thác hiệu quả 917 tàu khai thác các loại, trong đó có 135 tàu có công suất trên 90CV. Sản lượng trên 17.700 tấn. Tổ chức nuôi trồng thủy sản với diện tích nuôi nước ngọt: năm 2013 tăng 200 ha so với năm 2008, chủ yếu ở các xã, Hải Châu, Hải Hòa, Hải Đông, Hải An, thị trấn Thịnh Long; diện tích nuôi nước mặn lợ: ổn định 456 hạ Diện tích nuôi tôm công nghiệp năm 2013 là 135 ha, tăng trên 100 ha so với năm 2008, tập trung chủ yếu ở các xã: Hải Nam, Hải Phúc, Hải Đông, Hải Chính, Hải Lý, Hải Triều, Hải Hòạ Xây dựng và nâng cấp 3 cơ sở chế biến ở xã Hải Lý, Hải Chính, Thịnh Long. Nâng cấp cơ sở sửa chữa tàu

tại thị trấn Thịnh Long. Hình thành một số cơ sở thu mua chế biến thủy sản tại Hải Đông, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều và TT. Thịnh Long.

- Về phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn

+ Sản xuất Công nghiệp tính đến 31/12/2012: Giá trị tổng sản lượng (theo giá cố định 1994): đạt 529,361 tỷđồng, tăng 191% so với năm 2008, trong đó:

+ Tiểu thủ công nghiệp: 290,613 tỷ đồng, bằng 54,9% so tổng giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN.

+ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 223,623 tỷ đồng, bằng 42,2% so tổng giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN.

+ Diêm nghiệp: 15,125 tỷ đồng, bằng 2,9% so tổng giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN [54].

* Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới (số liệu đến 31/12/2012)

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)