Đặc điểm về tự nhiên

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình (Trang 80 - 83)

- Về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Đến nay nhiều công trình cấp nước sạch sinh hoạt nông thôn được cải tại, nâng cấp hoàn thiện, phục

3.1.1. Đặc điểm về tự nhiên

- Vị trí địa lý; Kim Sơn là huyện đồng bằng ven biển, nằm ở phía Đông Nam tỉnh Ninh Bình: Phía Bắc giáp huyện Yên Mô, huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình; Phía Đông giáp huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định; Phía Tây giáp huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa; Phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ.

Năm 1829 khi thành lập, huyện Kim Sơn gồm 7 tổng với 60 ấp, lý, trại, giáp với số ruộng khẩn hoang được 14.620 mẫu chia cho 1260 dân đinh. Lúc đầu huyện lỵ đóng tại Qui Hậu (nay xã Hùng Tiến), sau mới chuyển về Phát Diệm, Thị trấn trung tâm của huyện ngày naỵ Huyện Kim sơn có 27 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 02 thị trấn: Phát Diệm, Bình Minh và 25 xã: Xuân Thiện, Chính Tâm, Chất Bình, Hồi Ninh, Kim Định, Ân Hòa, Hùng Tiến, Như Hòa, Quang Thiện, Đồng Hướng, Kim Chính, Yên Mật, Thượng Kiệm, Lưu Phương, Tân Thành, Yên Lộc, Lai Thành, Định Hóa, Văn Hải, Kim Tân, Kim Mỹ, Cồn Thoi, Kim Hải, Kim Trung, Kim Đông.

- Đất đai, sông ngòi, khí hậu, Huyện Kim Sơn nằm trong vùng bờ biển được bồi lắng, có hòn Nẹ chắn phía ngoài làm cho mặt nước bên trong khá yên. Vì vậy vùng bãi bồi Kim Sơn có mức bồi tụ ra biển hàng năm từ 80 đến 100 mét. Huyện Kim Sơn có 15 km bờ biển và ba con sông chính sông Đáy, sông Vạc, sông Càn, ngoài ra còn có các con sông quan trọng khác như: sông Yêm bắt đầu chảy từ sông Vạc (Yên Mô) chảy vào sông Cà Mau với chiều dài 4,5km; sông Ân nối liền sông Đáy với sông Càn chảy vắt ngang qua huyện Kim Sơn, bắt đầu từ Xuân Thiện chảy qua các xã Chính Tâm, Chất Bình, Hồi Ninh, Kim Định, Ân

Hòa, chạy song song với Quốc lộ 10 qua thị trấn Phát Diệm đến Lai Thành và một hệ thống các sông nhỏ, kênh mương giữa các làng chảy ra sông Đáỵ Hệ thống sông, ngòi này vừa là hệ thống tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vừa là hệ thống giao thông đường thủy quan trọng, tạo cảnh quan môi trường rất tốt cho các hoạt động kinh tế, văn hóa cho vùng nông thôn Kim Sơn.

Từ thị trấn Phát Diệm trung tâm của huyện dọc theo Quốc lộ 10 đi tới thành phố Ninh Bình là 30 km; cách thủ đô Hà Nội 120 km. Ngược lại, theo Quốc lộ 10 vào thị trấn Nga Sơn huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa là 17 km. Từ thị trấn Phát Diệm theo đường ĐT481 đi tới thị trấn Bình Minh và các xã bãi ngang Kim Đông, Kim Hải, Kim Trung là hơn 20km đến vùng bãi bồi ven biển của huyện.

Ngoài đường bộ Kim Sơn còn thuận tiện về đường thủy, vận chuyển hàng hóa ngược xuôi theo sông Vạc lên huyện Yên Mô, qua sông Đáy sang Nam Định, theo sông Đáy, sông Càn ra biển giao lưu thông thương với các tỉnh ven biển Bắc Bộ, Trung bộ, Nam Bộ và các nước. Với vị trí như vậy rất thuận tiện cho việc đưa các sản phẩm của kinh tế nông thôn (đặc biệt sản phẩm của nông nghiệp) của Kim Sơn đến với các tỉnh, thành phố trong cả nước, xuất khẩu ra nước ngoài và tiếp nhận nguồn nguyên liệu từ các địa phương khác về Kim Sơn phục vụ cho các hoạt động kinh tế tạo tính đa dạng của vùng quê ven biển của tỉnh Ninh Bình.

Tổng diện tích của huyện Kim Sơn năm 2013 là 21.537,04 ha, trong đó đất nông nghiệp 13.401,15 ha; đất phi nông nông nghiệp 5.927,09 ha; đất chưa sử dụng 2.208,8ha; đất thịt nặng chiếm 70% diện tích đất canh tác, độ PH trung bình từ 5,0 - 6,0; độ mặn trung bình từ (0,15 - 0,25)%0. Diện tích đất nông nghiệp 13401,15ha chiếm 62,22% so với tổng diện tích đất toàn huyện; trong đất nông nghiệp có diện tích đất sản xuất nông nghiệp 9603,99ha chiếm 71,67%, đất nuôi trồng thủy hải sản 3107,26ha chiếm 23,18%, đất lâm nghiệp 685,51ha chiếm 5,12%, đất nông nghiệp khác 4,39ha chiếm 0,03%.

Kim Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm chịu ảnh hưởng của mưa bãọ Hàng năm, Kim Sơn thường chịu từ hai đến sáu cơn bão với gió cấp bảy, cấp tám có khi lên tới cấp mười một, cấp mười hai, giật trên cấp mười hai đổ bộ trực tiếp vào bờ biển. Mùa đông rất lạnh và ít mưa, mùa hè nóng

nắng và mưa nhiều, tổng lượng mưa trung bình hàng năm 1900mm. Nhiệt độ trung bình/năm là 23,40C (nhiệt độ cao nhất là 41,10C, thấp nhất là 2,40C). Độ ẩm không khí trung bình là 86% (độ ẩm cao nhất là 90%, thấp nhất là 61%. Vùng biển Kim Sơn chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều không đều, biên độ trung bình 1,4 m, lớn nhất có thể đạt 2m đến 2,5 m, trong tháng có 2 kỳ nước lớn, mỗi kỳ 14 ngày với biên độ 1,5 đến 2,2 m. Trong thời kỳ nước cường tính nhật triều trội hơn, mỗi ngày xuất hiện một đỉnh và một chân triều, tuy nhiên thời gian lên xuống và điểm xuất hiện đỉnh và chân triều không ổn định. Vì vậy khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân nhất là sản xuất nông nghiệp.

- Đặc điểm về tài nguyên rừng, động thực vật, biển, khoáng sản, Kim Sơn có vùng đệm khu Dự trữ sinh quyển Châu thổ Sông Hồng với diện tích vùng đệm là 4.854 ha (nội địa là 3.454 ha; biển là 1.400 ha). Diện tích rừng phòng hộ là 685,5 ha gồm ba cơ quan chủ quản đang quản lý là: Ban quản lý rừng của huyện; Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Ninh Bình. Các loài chim, động, thực vật đa dạng như:

Động vật: Cò mỏ thìa, mòng két, ngỗng trời, vịt trời; Thủy hải sản: Tôm, cua, cá biển, trai, sò, ngao; Thảm thực vật: Rong câụ

Về khoảng sản có 6,15 ha núi đá tại xã Lai Thành trong đó có 5,55 ha thuộc quản lý, sử dụng vào mục đích quốc phòng; 0,6 ha có khả năng khai thác và do HTX khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng Hợp Thành được UBND tỉnh Ninh Bình đồng ý cho khai thác. Có hai doanh nghiệp khai thác đất sét làm gạch, ngói với diện tích 40 ha (tại xã Yên Lộc, Như Hòa và Quang Thiện).

- Qua khảo sát ban đầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường có đất hiếm tại vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đang trình Thủ tướng Chính phủ để thăm dò chính thức.

- Tài nguyên nước: Tổng số giếng khoan trên địa bàn huyện là 14.037 chiếc, giếng đào là 8.125 chiếc riêng lẻ ở hộ gia đình ở hầu hết các xã, thị trấn. Có 7 cụm công trình sử dụng nước tập trung: Sử dụng cho khoảng 3000 hộ tại các xã: Hùng Tiến, Kim Trung, Văn Hải, Kim Tân, Lai Thành, Yên Lộc, thị trấn Bình Minh và thị trấn Phát Diệm. Tỷ lệ hộ dân được dùng nước sạch, nước hợp vệ sinh đạt 90%.

Những đặc điểm về vị trí địa lý, đất đai, khí hậu tài nguyên và nguồn nước ... của huyện Kim Sơn cho thấy Kim Sơn có nhiều lợi thế phát triển các sản phẩm hàng hóa từ nông nghiệp, hình thành phát triển làng nghề, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp đa dạng phong phú về sản phẩm hàng hóa ở Kim Sơn tỉnh Ninh Bình được xuất khẩu ra các nước và các địa phương ở trong nước là cơ sở cho khát triển kinh tế nông thôn.

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)