Về áp dụng thành tựu khoa học công nghệ và thực hiện chế độ

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình (Trang 99 - 104)

- Về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Đến nay nhiều công trình cấp nước sạch sinh hoạt nông thôn được cải tại, nâng cấp hoàn thiện, phục

3.2.4.Về áp dụng thành tựu khoa học công nghệ và thực hiện chế độ

chính sách trên địa bàn huyện

* Về áp dụng thành tựu khoa học - công nghệ: Lịch sử phát triển loài người đã chứng minh, đất nước nào có nền KH - CN tiên tiến thì đất nước đó phát triển. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã xác định KH - CN là

"then chốt" khoa học - công nghệ là phải "đi tắt, đón đầu". Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chương trình mang tính tổng hợp, toàn diện; bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phòng.Vì vậy việc áp dụng KH - CN để phát triển KTNT trong XDNTM là rất quan trọng và cần thiết. Trong những năm qua ở huyện Kim Sơn thực trạng kết quả việc áp dụng thành tựu KH - CN vào các lĩnh vực cụ thể như sau:

- Về quy hoạch, quản lý đất đai: Trên địa bàn huyện Kim Sơn 27/27 xã, thị trấn đã áp dụng quản lý quy hoạch thông qua cơ sở dữ liệu trên máy vi tính, trong đó có 9/27 xã, thị trấn đã có bản đồ quản lý đất đai kỹ thuật số. Những xã đã có bản đồ kỹ thuật số khi triển khai quy hoạch, thực hiện quy hoạch và thực hiện dồn điền đổi thửa sẽ rất chính xác và khoa học, tiết kiệm được thời gian và nhân lực. Tuy nhiên, hiện tại còn 18 xã chưa có bản đồ kỹ thuật số.

- Về tăng cường áp dụng KH - CN trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản: Phương thức chuyển giao KH - CN đến nông dân được áp dụng phổ biến và có hiệu quả là: Xây dựng mô hình, tổ chức điều tra mô hình sản xuất có hiệu quả trong thực tiễn sản xuất để tổ chức hội nghị đầu bờ, thảo luận, trao đổi trực tiếp; sau đó hỗ trợ cho một số hộ ứng dụng mô hình sản xuất từ đó nhân ra diện rộng. Đây là con đường ngắn nhất để đưa kết quả nghiên cứu từ các cơ sở nghiên cứu đến thực tiễn trên đồng ruộng. Đến nay Kim Sơn đã triển khai thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa tại 7 xã, với 280 ha; triển khai ứng dụng khoa học - công nghệ trong nuôi tôm sú, tôm thẻ thâm canh tại xã Kim Đông, với 6 ha, bước đầu cho kết quả tốt; trên địa bàn huyện đã có 72 mô hình sản xuất có hiệu quả, chủ yếu là tiếp thu áp dụng KH - CN về giống, biện pháp chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh trong: Trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, nuôi trồng thủy sản, nuôi một số con nuôi quí đòi hỏi kỹ thuật, tay nghề caọ.. Đối với trồng trọt: Trồng, sơ chế cây dược liệu (cây trạch tả, bạch chỉ, chuột nam), trồng hoa huệ, trồng rau giống, trồng luân canh cà chua, bí xanh, dưa lê.... Đối với nuôi trồng thủy sản: Nuôi tôm thẻ, cá lóc bông, cá diêu hồng, sản xuất giổng thủy sản, mô hình lúa - cá; mô hình nuôi cá kết hợp nuôi vịt, chăn nuôi, trồng trọt... Đối với con nuôi có giá trị kinh tế cao: Nuôi rắn, rắn nước, ba bạ..

- Trong sản xuất lúa: Đến nay 100% diện tích mạ được gieo trên nền đất cứng, vụ Đông - Xuân được che phủ nilon chống rét, 100% diện tích làm đất và tuốt lúa bằng cơ giới hóa và khoảng 30% khâu thu hoạch lúa được cơ giới hóạ

- Trong lĩnh vực làm đường giao thông: 100% các tuyến đường khi đổ bê tông đều có máy trộn, máy đầm...

- Về áp dụng KH - CN trong xử lý rác thải, bảo vệ môi trường: Trong những năm qua Kim Sơn đã triển khai nhiều biện pháp trong xử lý rác thải, bảo vệ môi trường.

* Về thực hiện chế độ chính sách trên địa bàn huyện: Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển. Thực tiễn cho thấy cơ chế chính sách là đòn bẩy là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.

Thứ nhất, về chính sách đất đai: Cuộc sống của nông dân luôn gắn liền với đất đai và cơ chế chính sách về đất đai luôn tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến năng suất cũng như đời sống của nông dân. Hay nói theo cách khác thì đất đai là “tư liệu sản xuất cơ bản của sản xuất nông nghiệp”. Kim Sơn là huyện đồng bằng ven biển, nằm ở phía đông nam của tỉnh Ninh Bình, là một huyện thuần nông nên sự phát triển nông nghiệp luôn gắn với lịch sử phát triển nông nghiệp của cả nước.

- Từ thời kỳ 1954 - 1981: Kể từ ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc năm 1954 đến thời điểm khoán hộ theo Chỉ thị 100 vào năm 1981 cho thấy suốt trong 27 năm sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất lúa của huyện rất lạc hậu, bấp bênh, năng suất lúa chỉ đạt 20 tạ/hạ Năm 1981- 1988 thực hiện khoán hộ theo Chỉ thị 100 năng suất, sản lượng lúa có tăng lên và đạt 26 tạ/hạ

- Năm 1988, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 10, quyết định giao quyền tự chủ ruộng đất cho hộ nông dân và cho phép tự do hóa lưu thông nông sản hàng hóạ Chỉ sau một năm, vào năm 1989 sản xuất lúa bùng nổ, năng suất lúa đã đạt trên 50 tạ/hạ Đến năm 1993, Nhà nước ban hành Luật đất đai mới và những quy định sửa đổi Luật đất đai tiếp theo, đã giao quyền sử dụng đất đai đầy đủ cho nông dân cùng với tăng vốn đầu tư và áp dụng khoa học công nghệ mới, năng suất lúa tăng liên tục, năm sau cao hơn năm trước, đến năm 2013 năng suất

lúa cả năm đã đạt 126 tạ/ha, sản lượng lương thực 104.940 tấn, trong đó thóc chất lượng cao đạt 59.519 tấn.

Thứ hai, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào Nông nghiệp, nông thôn: Ngày 04/6/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 61/2010/NĐ- CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào Nông nghiệp, nông thôn. Hiện tại, toàn huyện mới chỉ có một số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh vật tư nông nghiệp, thóc giống, thuốc bảo vệ thực vật...và một số ít đầu tư vào sản xuất giống thủy sản như: sản xuất tôm, cua, nhưng hoạt động cầm chừng không hiệu quả.

Ngày 24/6/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về khuyến khích sản xuất liên kết "4 nhà". Sau 10 năm thực hiện trên địa bàn huyện Kim Sơn mới chỉ dừng lại ở mô hình các doanh nghiệp đặt hàng với nông dân sản xuất một số lúa giống, cây dược liệụ.. Mô hình liên kết "4 nhà" triển khai trong thực tế lại ách tắc? vì tính pháp lý trong liên kết quá lỏng lẻọ Bên cạnh đó, tình trạng manh mún đất đai vẫn chưa được khắc phục, vai trò của quy hoạch và chiến lược phát triển không rõ ràng; hàng loạt chủ trương, chính sách đã lạc hậụ Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực dễ rủi ro nên số lượng doanh nghiệp đầu tư vào đây rất hạn chế, trong khi hiện chưa có chính sách ưu đãi nào cho họ cả; hay những bất cập của quy định cho HTX vay vốn. Vay tín chấp thì không được, trong khi thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng không. Hay như chính sách yêu cầu mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp phải có 60% tỷ lệ nội địa hóa mới được vay vốn là bất cập, vì máy trong nước kém. Trong khi, thực tế, trên đồng ruộng hiện nay chủ yếu là máy của Nhật Bản hoặc của Trung Quốc.

Một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất của tỉnh Ninh Bình

- Ngay từ năm 2008 Tỉnh ủy Ninh Bình đã ban hành Nghị quyết số 03- NQ/TU về tập trung lãnh đạo phát triển sản xuất vụ Đông đến năm 2010, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết với một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất vụ Đông, trong đó hỗ trợ 100% giống đậu tương, giống ngô ngọt; hỗ trợ 50% giống khoa tây, bí xanh, ngô ngắn ngày và hỗ trợ 100%

kinh phí quy hoạch, 70% kinh phí xây dựng công trình thủy lợi đầu mối và 1 triệu đồng/ha để làm thủy lợi nội đồng. Trong giai đoạn hiện nay UBND tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí cho giống cây trồng vụ đông mới, 50% kinh phí giống cây trồng vụ đông truyền thống có giá trị kinh tế.

Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU và Kế hoạch của UBND tỉnh, Huyện ủy Kim Sơn đã banh hành Chỉ thị số 03-CT/HU, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 16/KH-UBND, trong đó: Ngân sách huyện hỗ trợ 30% kinh phí công trình thủy lợi đầu mối, hỗ trợ 35 triệu đồng để xây dựng trạm bơm vô ống cho HTX có diện tích cây vụ đông liền vùng, liền thửa từ 20ha trở lên, hỗ trợ 1 triệu đồng/ha để làm thủy lợi nội đồng, hỗ trợ 50% kinh phí mua giống lúa chất lượng cao LT2 cấy vụ Mùa để thu hoạch sớm kịp làm vụ Đông, hỗ trợ 50% kinh phí mua giống bí xanh...

- Ngày 26/11/2008 UBND tỉnh đã ban hành Đề án số hỗ trợ sản xuất lúa cao sản, lúa chất lượng cao, trong đó hỗ trợ 15.000đ/kg lúa lai, 420.000đồng/ha lúa chất lượng caọ Ngày 22/11/2011 UBND tỉnh ban hành Đề án số 11/ĐA-UBND về chính sách khuyến nông hỗ trợ sản xuất lúa cao sản, với mức hỗ trợ 420.000đ/hạ Thực hiện chính sách trên sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã phát triển mạnh mẽ, diện tích lúa lai năm 2009 chiếm gần 70% diện tích gieo cấy; diện tích lúa chất lượng cao năm 2013 đạt trên 10.000ha/năm, sản lượng đạt 59.519 tấn.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Đề án số 06/ĐA-UBND với rất nhiều chính sách cụ thể, như: hỗ trợ kinh phí quy hoạch, làm đường giao thông nông thôn, xây dựng, sửa chữa nâng cấp nhà văn hóa thôn, xóm, điểm vui chơi, điểm thu gom rác thảị..Đến nay ngân sách tỉnh đã cấp cho các xã Kim Sơn là 39.045,5 triệu đồng, trong đó Kinh phí làm đường giao thông tương đương với 10.000 tấn xi măng; Kim Sơn đã làm được 99,3 km đường giao thông thôn, xóm.

Kim Sơn tuy ngân sách còn gặp nhiều khó khăn, song cũng đã hỗ trợ kinh phí cho sản phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới:

- Từ năm 2008 - 2013 cùng với chính sách của tỉnh, Kim Sơn đã trích ngân sách huyện hỗ trợ phát triển sản xuất vụ Đông như nêu trên, thì hiện nay,

Kim Sơn đang hỗ trợ sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn tại 7 xã, với diện tích là 280ha, định mức hỗ trợ là 50% kinh phí mua giống lúa chất lượng cao; hỗ trợ 50% kinh phí mua 142 xe ba bánh thu gom rác thải [122].

- Hàng năm UBND huyện đều trích một phần ngân sách xã hỗ trợ mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế như: Mô hình sản xuất lúa - cá, mô hình sản xuất các lóc bông, cá diêu hồng, mô hình VAC...

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình (Trang 99 - 104)