Tổ chức thực hiện hiệu quả hệ thống các chính sách

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình (Trang 149 - 152)

- Nguyên nhân chủ quan

4.2.6. Tổ chức thực hiện hiệu quả hệ thống các chính sách

* Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa

Cần coi trọng xây dựng hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách để đẩy mạnh một số thị trường thiết yếu cho phát triển kinh tế hàng hoá khu vực nông thôn theo hướng ưu tiên:

Thứ nhất, Coi trọng phát triển thị trường dịch vụ khoa học kỹ thuật cho sản xuất nghề nông và các ngành nghề ở nông thôn. Để đảm bảo cho thị trường này phát triển cần phải hướng dẫn nông dân ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân, cán bộ kỹ thuật và các ngành khoa học (về ứng dụng giống mới, thực hiện các biện pháp canh tác tiên tiến, bảo vệ gia súc, gia cầm, bảo vệ thực vật, chế biến bảo quản sản phẩm sau thu hoạch) và phải đảm bảo phân rõ trách nhiệm của từng bên tham gia gắn với lợi ích và quyền lợi được hưởng; Hợp đồng phải được các cơ quan có thẩm quyền quản lý và khi có tranh chấp, phải đảm bảo xử lý nghiêm theo pháp luật, bất chấp đó là chủ thể nàọ Chỉ như vậy mới tăng được trách nhiệm và đảm bảo quyền lợi của các bên đối tác tham gia và tạo lòng tin đối với họ. Đây cũng là nội dung cần được “Pháp lý hoá” để tăng cường hiệu quả của mối quan hệ “4 nhà” còn đang lỏng lẻo và thiếu hiệu quả như hiện naỵ

Thứ hai, phát triển thị trường tiêu thụ hàng nông sản. Tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng theo Quyết định số 80/2002/QĐ- TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 25/2008/CT-TTg ngày 25/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản qua hợp đồng. Trên cơ sở đặc điểm của địa phương, đã nghiên cứu xây dựng, triển khai thực hiện mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp nhằm xây dựng mối liên kết giữa doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, giảm giá thành sản xuất nhờ nguồn cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào ổ định, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý;

doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh cam kết thu mua nông sản của nông dân. Đây là chu trình khép kín về cung ứng vật tư nông nghiệp và tiêu thụ nông sản rất hiệu qủa hiện nay, cho phép phát huy vai trò của doanh nghiệp trong cung cấp vốn, định hướng sản xuất và gắn sản xuất nông nghiệp với thị trường tiêu thụ.

Việc hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, chất lượng tốt cũng tạo ra điều kiên để kéo thị trường đến đồng ruộng như vùng trồng dược liệu ở tiểu khu 1; vùng lúa chất lượng cao ở tiểu khu 1, tiểu khu 2. Bên cạnh đó phải quy hoạch và xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại cho nông thôn như: chợ đầu mối nông sản, nâng cấp các chợ quê truyền thống ở các làng, xã để thuận lợi cho tiêu thụ nông sản nhỏ lẻ.

Thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp hàng hóạ Do vậy, cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm tạo điều kiện cho người dân tham gia hội chợ, triển lãm, quảng cáo giới thiệu sản phẩm và thực hiện công tác dự báo thông tin về thị trường. Đồng thời khuyến khích các tổ chức kinh tế hoặc hộ tư nhân hợp đồng sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản cho nông dân, đây là kiểu sản xuất theo hợp đồng rất phù hợp với phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá bền vững hiện naỵ

Mở rộng liên doanh, liên kết sản xuất và tiêu thụ hàng hóa giữa các huyện trọng tinh, với các huyện ngoài tỉnh; xuất khẩu trực tiếp sản phẩm hàng hóa ra thị trường nước ngoàị

Thứ ba, phát triển thị trường sức lao động nông thôn. Ngoài việc đào tạo hướng nghiệp cho lao động nông thôn. Trước hết là tầng lớp thanh niên để chuẩn bị hành trang cho họ gia nhập vào đội quân lao động công nghiệp. dịch vụ, cần phải có những cách thức làm cho họ tiếp cận được với thị trường sức lao động ở đô thị và các khu công nghiệp, dịch vụ. Do vậy ngoài việc thành lập mỗi huyện một Trung tâm giới thiệu việc làm gắn với dậy nghề thì cần mở rộng hệ thống vệ tinh của các trung tâm này đến các xã, thôn bản để thuận tiện cho tiếp cận thông tin của tầng lớp thanh niên đang có nhu cầu việc làm. Do đó, ở mỗi xã cần thành lập một trung tâm tư vấn thông tin giới thiệu việc làm ngay tại khu vực trụ sở của xã để phục vụ nhu cầu giới thiệu việc làm và tuyển nhân lực ngày càng cao

trong tương lai (các trung tâm này lúc đầu có thể giao cho tổ chức Đoàn hoặc Hội phụ nữ chủ trì. Sau có thể trở thành các công ty tư vấn chuyên nghiệp). Phải có cơ chế tổ chức để các trung tâm đó là cầu nối tin cậy giữa thanh niên nông thôn với cơ sở dậy nghề và doanh nghiệp.

* Chính sách về đất đai

+ Đất đai là lĩnh vực gắn liền với sự phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và luôn là vấn đề nhạy cảm nhất đối với nông dân. Hiện tại cần tập trung cho triển khai thực hiện luật đất đai được Quốc Hội sửa đổi năm 2013 và chính sách đất đai của nhà nước ban hành để thực hiện đồng bộ, hiệu quả luật và chính sách về đất đaị

+ Trên địa bàn huyện giữ vững diện tích lúa 16000ha/năm, để đảm bảo an ninh lương thực, theo đó: Các dự án phát triển đô thị vào nông nghiệp tập trung không bố trí vào đất canh tác trồng hai vụ lúa; Nhà nước cần có chính sách đảm bảo cho người sản xuất lúa không bị thua thiệt xa so với nghề sản xuất nông nghiệp khác (như tăng đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ giống mới, tăng hướng dẫn khuyến nông, bình ổn giá đầu tư đầu vào, tăng giá mua lương thực chất lượng cao,…).

+ Đổi mới cơ chế quản lý, chính sách thuế (như quy định thuế chuyển quyền, thuế trước bạ đối với đất sản xuất nông nghiệp bằng không) để khuyến khích nông dân tiếp tục “dồn điền đổi thửa”; thuê ruộng; chuyển nhượng để thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng đất ở nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp hoá.

+ Sử dụng cơ chế thị trường nhất quán trong quản lý đất đai (xoá bỏ cơ chế xin, cho như hiện nay để đảm bảo công bằng xã hội): giá đền bù khi thu hồi đất phải áp dụng giá thống nhất với các loại đất, không phân biệt theo mục đích sử dụng; chính sách đền bù phải đảm bảo cho người bị thu hồi có mức sống bằng và tốt hơn trước khi thu hồị Đối với đất phát triển nhà ở: Nhà nước phải xác định giá thị trường các loại đất (đến thửa) trước khi thu hoạch. Phần chênh lệch giá bán sau khi đã đầu tư hạ tầng và cảnh quan môi trường phải thu về ngân sách nhà nước, trong đó nhà nước điều tiết một phần hợp lý cho chủ đầu tư.

* Chính sách tín dụng

Chính sách về giải quyết vốn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nông thôn. Do vậy Huyện Kim Sơn cần quan tâm tới các vấn đề như:

- Thực hiện tốt nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho vay giải quyết việc làm cho các hộ nông dân vay để phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, tăng thu nhập cho người dân theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP và các Quyết định số 32/2007/QĐ- TTg; 143/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội cần thực hiện đa dạng hóa các phương thức cho vay, tạo điều kiện để người vay tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi thuận lợi, khuyến khích phát triển các hình thức tín dụng trong nông thôn.

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình (Trang 149 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)