thôn mới
- Nguyễn Quốc Thái và các cộng sự trong đề tài: “Tín dụng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở Việt nam - một số vấn đề lý thuyết” [99] đã nêu hiện trạng và nhu cầu vốn xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam; Vai trò của tín dụng hỗ trợ XDNTM, tính tất yếu phải tăng cường tín dụng hỗ trợ XDNTM; các yêu cầu của tín dụng hỗ trợ XDNTM. Trên cơ sở kinh nghiệm của một số quốc gia về cung cấp tín dụng hỗ trợ xây dựng nông thôn, đề tài đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam về chính sách tín dụng hỗ trợ XDNTM đó là: tăng cường khả năng cung ứng tín dụng; hoàn thiện cơ chế, qui trình và thủ tục trong tín dụng; giám sát, kiểm tra, thanh tra và tổng kết, rút kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng hỗ trợ XDNTM.
- Vũ Văn Phúc và các cộng sự trong cuốn: “Xây dựng nông thôn mới - những vấn đề lý luận và thực tiễn” [88] đã nêu những vấn đề lý luận chung về xây dựng nông thôn mới; Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nông thôn mới; Những chủ trương đường nối của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới; Thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở các địa phương ở Việt Nam: những kết quả đạt được, những hạn chế và những vấn đề đặt ra trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mớị Trên cơ sở đó đề xuất các nội dung, giải pháp: Về công tác tuyên truyền; Về tổ chức sản xuất; Về phát triển kinh tế nông thôn; Về giải quyết những mâu thuẫn ở nông thôn; Về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và xây dựng người nông dân mới chủ thể của nông thôn là hạt nhân để xây dựng nông thôn mớị
- Các tác giả Tô Xuân Dân, Lê Văn Viện, Đỗ Trọng Hùng và cộng sự trong cuốn: “Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam: Tầm nhìn mới, tổ chức quản lý mới, bước đi mới” [30] đã tiếp cận hệ thống, toàn diện và cung cấp cách nhìn khá rộng mở cho việc đổi mới triệt để nhận thức về vai trò của nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất
nước trong hội nhập và phát triển. Tập thể tác giả phác thảo những yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra cũng như gợi ý cách triển khai về tổ chức phát triển và xây dựng nông thôn mới như: Tổ chức xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển nông thôn; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với thị trường; Vận dụng mô hình sản xuất kinh doanh đa dạng và tổ chức quản lý phù hợp; Khơi dậy nguồn lực phát triển mới thông qua ứng dụng khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; Tổ chức nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, từ đó tạo động lực thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn đi lên. Đồng thời cuốn sách cung cấp kỹ năng cần thiết về thực thi pháp luật, khả năng quản lý đối với cán bộ nông thôn nhằm tạo thuận lợi cho việc triển khai thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mớị
- Tác giả Lê Hữu Nghĩa trong bài: “Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam - những vấn đề đặt ra và giải pháp” [84] đã nêu thực trạng xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ đổi mới vừa qua, để thấy được những thành tựu và những yếu kém, bất cập. Từ đó đề ra nhiệm vụ và giải pháp xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam đó là: Xây dựng và phát triển nông nghiệp hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phù hợp với đặc điểm từng vùng; Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn hiện đại, gắn với phát triển đô thị và đô thị hóa; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm ổn định, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn nhất là vùng khó khăn; Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn.
- Phạm Xuân trong bài: “Xây dựng nông thôn mới: Những thuận - nghịch đặt ra tại Đắk Lắk” [129] đã đề cập đến một số vấn đề sau:
+ Những vấn đề đặt ra trong thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới tại Đắc Lắk như: Tiêu chí giảm hộ nghèo còn 7% ở diện rộng; tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất; tiêu chí về giao thông nông thôn... là những khó khăn và một số tiêu chí đạt thấp trong xây dựng NTM. Do vậy tiến độ xây dựng NTM ở Đắk Lắk còn chậm, đang bộc lộ nhiều khó khăn vướng mắc đòi hỏi phải kịp thời tháo gỡ.
+ Chủ động huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới: Tác giả bài viết cho rằng, ngoài vấn đề hỗ trợ trực tiếp từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh cần linh động, sáng tạo và đa dạng hóa các nguồn vốn huy động triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới bằng lồng ghép nguồn vốn của các trương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; huy động các nguồn lực từ ngân sách của tỉnh, của huyện và xã. Huy động vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư cho nông thôn mớị.. Công tác quy hoạch có vai trò quan trọng và phải đi trước một bước, tạo quỹ đất xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, công trình văn hóa, khu dân cư, chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ... và tác giả khảng định xây dựng nông thôn mới không phải là công việc một sớm, một chiều mà là quá trình lâu dài, thường xuyên, với mục đích cuối cùng là mang lại và bảo đảm thụ hưởng vật chất, tinh thần ngày càng cao và bền vững cho nhân dân.
- Tác giả Nguyễn Thành Lợi trong bài: “Xây dựng nông thôn mới của Nhật Bản và một số gợi ý cho Việt Nam” [71] đã khẳng định: Để công cuộc xây dựng nông thôn mới sớm thành công, chúng ta phải nghiên cứu những kinh nghiệm của một số nước đã đạt được trong lĩnh vực nàỵ Và Nhật Bản là một ví dụ cụ thể mà chúng ta có thể tham khảo trong quá trình xây dựng nông thôn mới đó là: Lựa chọn mô hình xây dựng nông thôn mới ở Nhật Bản; Các giai đoạn xây dựng nông thôn mới ở Nhật Bản; Kinh nghiệm của Nhật Bản trong xây dựng nông thôn mới; Và từ đó tác giả đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam đó là: Phát huy tối đa vai trò chỉ đạo của Nhà nước; Lấy phát triển kinh tế nông thôn, tăng thu nhập cho người nông dân làm cốt lõi; Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, lòng tin và lòng quyết tâm cho người nông dân.
- Tác giả Nguyễn Sinh Cúc trong bài: “Vài nét về xây dựng nông thôn mới ở Hải Phòng” [27] đã nêu lên một số kết quả bước đầu trong xây dựng nông thôn mới ở Hải Phòng thời gian quạ Trên cơ sở đó tác giả nêu những hạn chế như: trong triển khai thực hiện còn lúng túng, chậm, không đồng bộ; Kết quả đạt được chưa tương xứng với chủ trương lớn của đảng, chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của Hải Phòng. Đồng thời tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế cả về chủ quan và khách quan. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp đối với Hải
Phòng và đối với Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của Trung ương nhằm thực hiện tốt chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mớị
- Hồ Ngọc Hy trong bài: “Mô hình sản xuất lớn trong nông nghiệp - động lực của quá trình tái cơ cấu, xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Trị” [61] đã phân tích trực trạng của các mô hình sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Trị qua ba năm (2011 - 2013) như: mô hình trong cơ giới hóa đồng ruộng ở xã Gio Quang, huyện Gio Linh; mô hình vùng Sắn nguyên liệu tập trung ở huyện Hướng Hóa, huyện Đa Krông; mô hình sản xuất nông nghiệp ở xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh; mô hình cây công nghiệp dài ngày ở các huyện: Hướng Hóa, ĐaKrông, miền tây Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh… Trong bài viết phân tích yêu cầu của các mô hình trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đồng thời đưa ra một số giải pháp mở hướng cho phát triển mô hình sản xuất lớn trong nông nghiệp ở Quảng Trị như: Có quy hoạch, hoạch định chiến lược dài hạn để dẫn dắt mô hình phát triển theo kinh tế thị trường định hướng XHCN; Xây dựng cơ chế chính sách, giải pháp đồng bộ; Phát triển các hình thức lên kết doanh nghiệp - nông dân; Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, các hình thức dịch vụ cung ứng cho “đầu tư” đầu vào và bao tiêu sản phẩm; Có chương trình dự án đầu tư cụ thể, tập trung chỉ đạọ
Ngoài ra, còn có các bài viết trên một số tạp chí nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đề xuất phương hướng, giải pháp xây dựng nông thôn, về phát triển kinh tế nông thôn đăng trên các tạp chí như: Tạp chí Cộng sản, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, Tạp chí nghiên cứu lý luận, Tạp chí Kinh tế và phát triển, Tạp chí Văn phòng cấp uỷ...; và trên các báo như Báo Nhân dân, Thời báo Ngân hàng, Báo Nông nghiệp, Báo Ninh Bình...