Tình hình sử dụng nguồn vốn tại VPBank – chi nhánh Huế (2008 – 2010) Bảng 2 :Tình hình nguồn vốn tại VP Bank – chi nhánh Huế giai đoạn 2008-

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing - mix nhằm phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa Autolink của VPBank – chi nhánh Huế’ (Trang 34 - 35)

- Tận dụng công nghệ mới trong thanh toán để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh, tiết kiệm thời gian trong việc kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản tiền.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ AUTOLINK TẠI VP BANK – CHI NHÁNH HUẾ

2.1.5. Tình hình sử dụng nguồn vốn tại VPBank – chi nhánh Huế (2008 – 2010) Bảng 2 :Tình hình nguồn vốn tại VP Bank – chi nhánh Huế giai đoạn 2008-

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009

Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %

Nguồn vốn 553.545 100 690.284 100 760.983 100 136.739 24,7 70.699 10,24 Vốn tự huy động 531.963 96,1 674.753 97,75 696.132 91,48 142.790 26,84 21.379 3,17 Phát hành giấy tờ có giá - - - - 35.437 4,66 - - 35.437 - Vay NHNN & TCTD - - - - - - - - - - Vốn từ các quỹ 4.889 0,88 5.708 0,83 10.572 1,39 819 16,75 4.864 85,21 Tài sản nợ 16.693 3,02 9.823 1,42 18.843 2,48 -6.870 -41,15 9.020 91,83

(Nguồn :Phòng kế toán tại VP Bank- chi nhánh Huế)

Như chúng ta đã biết, tăng cường huy động và sử dụng vốn có hiệu quả có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với bản thân các ngân hàng thương mại. Bởi lẽ vốn huy động được xem là đầu vào, là cơ sở hoạt động cho vay cũng như các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Không nằm ngoài xu thế ấy, vốn cũng là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của VPBank – chi nhánh Huế.

Qua bảng số liệu, ta có thể nhận thấy rằng nguồn vốn của chi nhánh trong giai đoạn 2008-2010 đã có những biến động khá rõ nét. Cụ thể là vào năm 2008, năm 2009 và năm 2010 nguồn vốn của chi nhánh lần lượt là 553.545 triệu đồng, 690.284 triệu đồng và 760.983 triệu đồng. Trong đó vốn tự huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế, các cá nhân trong 3 năm lần lượt chiếm đến 96,1%; 97,75% và 91,48%; phần còn lại là huy động từ phát hành giấy tờ có giá, vốn từ các quỹ và các tài sản nợ khác. Điều này chứng tỏ rằng chi nhánh đã thực hiện rất tốt công tác tự huy động vốn từ khách hàng, nguồn vốn của chi nhánh mang tính chủ động cao, đặc biệt là nguồn vốn của chi nhánh không hề có các khoản vay từ NHNN và các tổ chức tín dụng. Đây là một trong những dấu hiệu khá tích cực mà chi nhánh cần phát huy hơn nữa trong thời gian sắp tới.

Năm 2009 so với năm 2008 nguồn vốn tăng lên một cách đáng kể là 136.739 triệu đồng, tương ứng tăng 24,7%, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do vốn tự huy động tăng 142.790 triệu đồng hay nói cách khác tăng 26,84%. Bên cạnh đó, trong năm 2009 chi nhánh đã cố gắng khắc phục một số khoản nợ nên tài sản nợ đã giảm 6.870 triệu đồng hay giảm 41,15% so với năm 2008. Năm 2009 là nămViệt Nam áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng có kiểm soát, giảm lãi suất để kích thích đầu tư và đưa lãi suất về gần với mức lãi suất trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới vào năm 2008. Mặc dù lãi suất giảm nhưng các khoản huy động vốn từ khách hàng vẫn tăng cao, chứng tỏ chi nhánh đã triển khai các chính sách quảng bá dịch vụ, kích thích và thu hút khách hàng rất hiệu quả. Năm 2010 nguồn vốn vẫn tiếp tục tăng so với năm 2009 là 70.699 triệu đồng, tương ứng tăng 10,24%. Trong đó chủ yếu vẫn là do sự tăng lên của vốn tự huy động từ khách hàng. Tuy nhiên, các tài sản nợ khác của chi nhánh năm 2010 tăng 9.020 triệu đồng hay nói cách khác tăng 91,83%, chi nhánh cần lưu ý quản lý chặt chẽ các tài sản nợ này hơn trong năm 2010.

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing - mix nhằm phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa Autolink của VPBank – chi nhánh Huế’ (Trang 34 - 35)