II Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN Lí NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
3.1.2.2 Thách thức
Bên cạnh những thuận lợi trên, hệ thống QTDND hiện nay cũng đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng lớn, đặc biệt là từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO và thực hiện mở cửa thị trường dịch vụ tài chính:
Thứ nhất là: Trong những năm tới, khi mức độ cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng ở khu vực thành thị ngày càng quyết liệt, thỡ cỏc TCTD sẽ có xu hướng mở rộng hoạt động tại thị trường nông thôn. Điều đó, đồng nghĩa với việc các QTDND sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các TCTD khác;
Thứ hai là: Với quy mô hoạt động nhỏ, năng lực tài chính hạn chế trong khi nhu cầu vốn trung và dài hạn ở khu vực nông nghiệp, nông thôn ngày càng lớn, do đó QTDND sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu vốn trong chính nội tại thị trường của mình;
Thứ ba là: Khả năng quản trị, điều hành kém hơn so với các loại hình TCTD khỏc, các QTDND sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn trong hoạt động;
Thứ tư là: Sản phẩm dịch vụ đơn điệu trong khi trong bối cảnh hội nhập về hoạt động tài chính - ngân hàng; đồng thời, phải hạn chế tăng trưởng tín dụng để kiềm chế lạm phát, nhiều ngân hàng thương mại sẽ ngày càng quan tâm hơn đến việc đầu tư phát triển công nghệ và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ; áp dụng “core banking”, ngân hàng “online”, các dịch vụ mới như thẻ, ngân hàng bán lẻ,... Điều đó, sẽ tạo áp lực
ngày càng gay gắt đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của QTDND.
Thứ năm là:Bộ máy kiểm soát nội bộ của quỹ tín dụng hoạt động chưa thật sự hiệu quả. Tại nhiều quỹ tín dụng, bộ máy này hầu như chưa phát huy được vai trò thay mặt thành viên giám sát hoạt động của quỹ tín dụng, vì vậy hiệu quả giám sát an toàn trong hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng chưa cao.
Thứ sáu là: Cơ sở vật chất nghèo nàn và khả năng vốn tự có thấp khiến QTDND gặp khó khăn trong việ mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động;
Thứ bảy là: Khả năng thu hút, duy trì đội ngũ cán bộ nhõn viên có năng lực còn hạn chế, vì vậy khả năng duy trì sự phát triển bền vững còn gặp nhiều khó khăn;
Thứ tám là: Chưa có những chính sách đào tạo thích hợp, dài hạn để nâng cao trình độ của cán bộ QTDND.
Thứ chín là: Ngoài ra, do hoạt động chủ yếu là huy động vốn để cho vay đối với các thành viên ở khu vực nông nghiệp, nông thôn là nơi mặt bằng kinh tế còn thấp, sản xuất kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro (do phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan như thời vụ, thiên tai, giá cả,..) nên QTDND thường xuyên phải đối mặt với nhiều rủi ro. Tuy các QTDND là các pháp nhân độc lập về kinh tế, hoạt động trên địa bàn ở nhiều vùng địa phương khác nhau nhưng lại có cùng một tên gọi, chung một biểu tượng, mô hình tổ chức và phương thức hoạt động kinh doanh. Vì vậy, khi một QTDND gặp khó khăn thì khả năng xảy ra phản ứng dây chuyền lây lan cho các QTDND khác trong hệ thống là rất cao, nếu không có giải pháp xử lý kịp thời thì nguy cơ đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống là khó tránh khỏi.