II Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN Lí NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
3.1.3 Mục tiêu, định hướng:
Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2011-
2020, bên cạnh việc hoàn thiện thể chế quản lý hoạt động của các tập đoàn, các tổng công ty nhà nước; đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh, đa sở hữu; ... Đảng và Nhà nước cũng rất chú trọng đến việc tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tập thể phát triển đa dạng, mở rộng quy mô; có cơ chế, chính sách hợp lý trợ giúp các tổ chức kinh tế hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, mở rộng thị trường, ứng dụng công nghệ mới, tiếp cận vốn; Theo đó, việc phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng mà nòng cốt là HTX đã được Đảng và Nhà nước ta khẳng định như một giải pháp để phát triển kinh tế gia đình và cả xã hội.
Chỉ thị của Bộ Chính trị đã khẳng định sự phát triển của kinh tế tập thể nói chung và của hệ thống QTDND nói riêng là một tất yếu và định hướng cho hoạt động của hệ thống này, cụ thể là:
Quán triệt nhận thức việc xây dựng và phát triển QTDND là một trong những giải pháp quan trọng để góp phần đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông nghiệp và nông thôn.
Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng đó nêu:
Tiếp tục đổi mới, phát triển HTX, tổ hợp tác phù hợp với nguyên tắc tổ chức của HTX và cơ chế thị trường, hỗ trợ kinh tế tập thể và đào tạo cán bộ quản lý, lao động tiếp cận các nguồn vốn, trợ giúp kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại và các dự án phát triển nông thôn; HTX phải làm tốt dịch vụ đầu vào, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Tại Báo cáo chính trị Đại Hội lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ rõ:
Đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng, mà nòng cốt là HTX, tạo điều kiện cho việc ra đời, phát triển các HTX, tổ hợp tác kiểu mới và các mô hình kinh tế tập thể khác theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, có chức năng kinh tế và xã hội…
Để hiện thực húa cỏc định hướng của Đảng và Nhà nước, Chớnh phủ đã giao nhiều Bộ, ban ngành xây dựng chiến lược phát triển cho khu vực kinh tế tập thể, trong đó có NHNN Việt Nam.
Chiến lược phát triển hệ thống QTDND xây dựng theo định hướng chuyển sang giai đoạn hoàn thiện và phát triển, mục tiêu là nâng cao hiệu quả, năng lực tài chính, hoạt động và trình độ quản lý của các QTDND nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của QTDND, hoàn thiện mô hình tổ chức hệ thống QTDND bao gồm NH
HTX và QTDND, cụ thể bao gồm các nội dung sau:
Một là: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý đồng bộ, phù hợp với đặc trưng của hệ thống QTDND; đồng thời tạo điều kiện cho loại hình ngân hàng HTX ra đời và hoạt động bình đẳng với các loại hình ngân hàng thương mại khác nhằm đa dạng hóa các loại hình TCTD hợp tác.
Hai là: Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát hoạt động QTDND theo hướng thanh tra ngân hàng tăng cường hoạt động thanh tra trực tiếp và giám sát từ xa theo định hướng rủi ro, gắn với việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động của QTDND nhằm đảm bảo cho hệ thống QTDND phát triển an toàn, lành mạnh và có hiệu quả.
Ba là: Hoàn thiện mô hình QTDND theo hướng có bộ phận trực tiếp kinh doanh phục vụ thành viên và bộ phận liên kết phát triển hệ thống là Hiệp hội QTDND.
Bốn là: Phát triển QTDND về số lượng, chất lượng lẫn quy mô ở những địa bàn hội đủ các điều kiện theo quy định trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và đề cao tính an toàn: Dự kiến đến năm 2020 khoảng 1700 QTDND cơ sở với khoảng 2700 thành viên và tổng nguồn vốn hoạt động khoảng 120.000 tỷ đồng, QTDND TW với khoảng 40 chi nhánh hoạt động tại tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước với tổng nguồn vốn hoạt động khoảng từ 80.000 – 90.000 tỷ đồng. Hiệp hội QTDND sẽ có khoảng 300 cán bộ, nhân viên làm việc.
Năm là: Nâng cao năng lực cạnh tranh của QTDND theo hướng mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và hiện đại hóa hoạt động nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.
Sáu là: Thiết lập Quỹ an toàn hệ thống QTDND.
Hoạt động của QTDND mang những nội dung hoạt động cơ bản của một ngân hàng, do đó cũng rất dễ bị đe dọa bởi những rủi ro phổ biến của một ngân hàng như” rủi ro thanh toán, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, ... Ngoài ra, với đặc điểm được thành lập ở xã, phường nên địa bàn hoạt động của QTDND thường xa trung
tâm, đa số có quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, khả năng huy động vốn khó khăn. Hơn nữa, QTDND không cú cỏc nguồn vốn bổ trợ khác, chi phí lại lớn nên thường phải huy động vốn với lãi suất cao. Trong cho vay thiếu nhiều yếu tố bảo đảm an toàn, chủ yếu cho vay dưới hình thức tín chấp. Đối tượng vay lại chủ yếu là nông dân, người dân nghốo cú nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là những ngành nghề chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên nhiên, vì vậy chứa đựng nhiều khả năng rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng. .... Khi QTDND gặp khó khăn về chi trả, thanh toán hoặc khó khăn về tài chính sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ giải thể, phá sản hoặc phản ứng dây chuyền. Vì vậy, cần tạo ra một môi trường hoạt động an toàn, hiệu quả và ổn định cho QTDND. Quỹ an toàn hệ thống được xây dựng với mục đích đó.
Quỹ bảo toàn hệ thống QTDND hoạt động theo nguyên tắc khụng vỡ mục tiêu lợi nhuận, hoạt động theo nguyên tắc nguồn thu từ lãi đủ bù đắp chi phí phí quản lý. Các TCTD là HTX sẽ phải tham gia và trích nộp phí vào quỹ. Việc trích nộp quỹ sẽ được thực hiện 1 năm 1 lần vào trước ngày 31/1 của năm tiếp theo. Số tiền trích nộp quỹ được hạch toán vào chi phí hoạt động của TCTD là HTX.
Nếu tổng nguồn vốn hoạt động của quỹ đạt 1,5 lần tổng tài sản có của toàn bộ hệ thống thì sẽ tạm thời ngừng thu phí. Mức trích nộp tớnh theo công thức 1 0,08% 12 i Li F =∑= × Trong đó: F là số phí TCTD là HTXphải trích nộp hàng năm L là dư nợ không tớnh nợ xấu
i là các tháng trong năm
Số tiền trong quỹ được sử dụng để cho vay hỗ trợ các QTDND gặp khó khăn chi trả nhằm ngăn ngừa nguy cơ đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống QTDND; cho vay hỗ trợ các QTDND khi gặp khó khăn tài chính sau khi đã sử dụng hết các nguồn dự trữ; cho vay hỗ trợ xử lý các QTDND gặp khó khăn tài chính...
Nguồn vốn của quỹ bảo toàn chưa sử dụng được gửi tại QTDND Trung ương và các ngân hàng, hoặc có thể đem đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu NHNN.
Chậm nhất vào ngày 15/7 hàng năm, ban quản lý quỹ bảo toàn hệ thống QTDND phải báo cáo tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm cho NHNN. Hàng năm, chậm nhất sau 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Ban Quản lý phải gửi báo cáo tình hình tài chính năm trước và báo cáo về kết quả giám sát, kiểm toán nội bộ (nếu có).