Khái quát về hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với Quỹ tin dụng nhân dân ở Việt Nam (Trang 52 - 54)

II Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

2.1 Khái quát về hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam:

- Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập và hoạt động theo “Đề án thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân” ban hành kèm theo Quyết định số 390/TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm QTDND cơ sở, QTDND Khu vực và QTDND Trung ương. Sự ra đời của hệ thống QTDND nhằm góp phần đa dạng hoá loại hình TCTD hoạt động trên địa bàn nông nghiệp nông thôn, tạo lập một mô hình kinh tế hợp tác kiểu mới hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng có sự liên kết chặt chẽ vì lợi ích của các thành viên, đặc biệt đối với các thành viên là hộ nghèo gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn với các ngân hàng và TCTD khác.

Qua gần 18 năm triển khai Đề án thí điểm thành lập và thực hiện củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND theo tinh thần Chỉ thị số 57/CT-TW ngày 10/10/2000 của Thủ tướng Chính Phủ, các QTDND đã thực hiện được mục tiêu hình thành và phát triển loại hình kinh tế hợp tác trong lĩnh vực hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn nông thôn, hoạt động khá an toàn và hiệu quả. Từ chỗ hoạt động theo mô hình 3 cấp thời gian đầu (QTDND cơ sở – QTDND khu vực – QTDND Trung ương), cùng với quá trình triển khai thực hiện củng cố, chấn chỉnh hoạt động của các QTDND cơ sở, hệ thống QTDND được chuyển từ mô hình 3 cấp sang mô hình 2 cấp là QTDND cơ sở và QTDND Trung ương, trong đó mỗi QTDND là một đơn vị kinh tế độc lập, có hình thức liên kết thích hợp trong phạm vi cả nước để hỗ trợ lẫn nhau nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo an toàn cho từng QTDND nói riêng và toàn hệ thống QTDND nói chung.

QTDND cơ sở và QTDND Trung ương là những tổ chức trực tiếp kinh doanh phục vụ thành viên; ngoài ra cũn cú Hiệp hội QTDND Việt Nam đóng vai trò là tổ chức liên kết phát triển hệ thống.

Tổ chức trực tiếp kinh doanh thành viên có chức năng trực tiếp hoạt động kinh doanh, cung cấp các dịch vụ tài chính và ngân hàng cho các thành viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành viên. QTDND cơ sở và QTDND Trung ương theo quy định tại khoản 5 Điều 20 của luật Các TCTD là loại hình TCTD hợp tác do các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập để hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên khụng vỡ mục tiêu lợi nhuận.

Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở (mà hiện nay là QTDND – theo Luật các TCTD 2010): Do các cá nhân và hộ gia đình tự nguyện góp vốn lập nên. QTDND cơ sở có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập và tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động. Hoạt động chủ yếu của QTDND cơ sở là huy động vốn tại chỗ để cho vay nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, cải thiện đời sống và cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng cho các thành viên.

Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (mà hiện nay là NH HTX – theo Luật các TCTD 2010): do các QTDND cơ sở tự nguyện góp vốn lập nên; được Nhà nước hỗ trợ vốn để hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ – tín dụng – ngân hàng nhằm mục đích hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống QTDND. Khi thành lập QTDND Trung ương, 4 NHTM nhà nước (Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam) cũng góp vốn tham gia thành viên để tăng nguồn lực tài chính cho QTDND Trung ương. QTDND Trung ương là tổ chức đầu mối có nhiệm vụ cân đối vốn cho toàn hệ thống ; tổ chức tư vấn chăm sóc cho các QTDND cơ sở; đại diện cho hệ thống QTDND quan hệ với NHNN, tham gia hệ thống thanh toán bù trừ với các định chế tài chính, tín dụng khác, tổ chức thanh toán bù trừ trong hệ thống; đại diện cho hệ thống QTDND quan hệ với Chính phủ, các tổ chức trong nước và quốc tế. Tổ chức liên kết phát triển hệ thống là đặc trưng riêng có của mô hình hệ thống QTDND, thể hiện tính liên kết của các QTDND, tạo sức mạnh của toàn hệ thống.

Đóng vai trò trong tổ chức liên kết phát triển hệ thống hiện nay là Hiệp hội QTDND Việt Nam. Hiệp hội QTDND Việt Nam do các hội viên là QTDND cơ sở và QTDND Trung ương lập nên. Hiệp hội QTDND Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của các QTDND nhằm mục đích tập hợp, động viên các hội viên hợp tác, hỗ trợ nhau trong hoạt động; hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên; đồng thời tổ chức liên kết hoạt động của các hội viên nhằm hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả; góp phần bảo đảm cho hệ thống QTDND hoạt động an toàn, lành mạnh và phát triển bền vững, qua đó góp phần thực thi chính sách tiền tệ, thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế hợp tác và kinh tế – xã hội của đất nước. Với tôn chỉ mục đích như vậy, Hiệp hội QTDND Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng đối với việc duy trì sự tồn tại và phát triển bền vững của từng thành viên cũng như của toàn hệ thống QTDND.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với Quỹ tin dụng nhân dân ở Việt Nam (Trang 52 - 54)

w