Thái độ, chính sách của Nhà nước:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với Quỹ tin dụng nhân dân ở Việt Nam (Trang 37 - 38)

a. Các ngân hàng trung gian:

1.1.6.1 Thái độ, chính sách của Nhà nước:

Phát triển kinh tế hợp tác nói chung và QTDND nói riêng là một chủ trương lớn của Đảng nên Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới việc xây dựng và phát triển các QTDND. Nhiều chỉ thị, văn bản đã được ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho hoạt động của QTDND. Nhà nước hỗ trợ QTDND qua nhiều hình thức

như: Ban hành các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, vốn, nhân sự, ... như: Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu và giảm 50% trong 8 năm tiếp theo; cấp đất cho QTDND xây trụ sở, hỗ trợ vốn cho hệ thống QTDND thông qua QTDND Trung ương, ...Những chính sách này đã hỗ trợ tích cực và hiệu quả cho hoạt động của QTDND, đặc biệt trong giai đoạn thí điểm thành lập và chập chững đi những bước đi đầu tiên trên con đường phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, ở một số địa phương, những chính sách trờn đó bị lạm dụng. Một số QTDND ỷ lại, thụ động, chỉ mong chờ vào sự trợ giúp, bao cấp của Nhà nước. Một số QTDND bị chính quyền địa phương lạm dụng sự hỗ trợ để can thiệp vào hoạt động của QTDND, để thực hiện các chính sách của địa phương, biến các QTDND thành các tổ chức xã hội, thành công cụ của Nhà nước khiến QTDND hoạt động lệch lạc, sai mục tiêu ban đầu. Sự lạm dụng trên xuất phát từ nhận thức lệch lạc một cách ý thức hay vô thức của những người tham gia có liên quan, dẫn tới việc các nguyên tắc tín dụng hợp tác cơ bản bị vi phạm, gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động và sự phát triển của QTDND. Chính vì thế, các chính sách hỗ trợ cho QTDND khi ban hành cần rõ ràng, công khai, minh bạch; đồng thời phải tôn trọng và phù hợp với cỏc nguyờn tắc của kinh tế thị trường cũng như các nguyên tắc hoạt động cơ bản của tổ chức TDHT.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với Quỹ tin dụng nhân dân ở Việt Nam (Trang 37 - 38)

w