Xu hướng phát triển của các Quỹ tín dụng nhân dân:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với Quỹ tin dụng nhân dân ở Việt Nam (Trang 47 - 48)

II Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

c) Phương pháp giáo dục, tuyên truyền:

1.3.2 Xu hướng phát triển của các Quỹ tín dụng nhân dân:

Với cơ chế là một “ loại hình doanh nghiệp đặc biệt, trong đú cỏc thành viên là hội viên, là chủ sở hữu, đồng thời là khách hàng”, trong những năm qua, QTDND đã khẳng định là một loại hình kinh tế hợp tác không thể thiếu được đối với công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở phạm vi quốc gia nói chung và khu vực nông nghiệp nông thôn nói riêng; là TCTD thích hợp nhất giỳp cho người lao động sản xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (mà đại bộ phận ở khu vực nông nghiệp, nông thôn) tiếp cận dễ dàng, thuận tiện tới các dịch vụ tài chính ngân hàng.

QTDND cũng phải đưa ra những phương án thích hợp từ trên xuống dưới, từ tổng thể đến cục bộ.

Về phía hệ thống QTDND nói chung sẽ cần hình thành các cơ quan đại diện cho quyền lợi, cơ quan bảo vệ tổ chức, cơ quan tư vấn kiểm toán, đào tạo của hệ thống, đồng thời cũng sẽ cú cỏc tổ chức phi lợi nhuận khác như: công ty tư vấn pháp luật, cơ quan hợp tác quốc tế, .. nhằm hỗ trợ cho hoạt động của cả hệ thống QTDND.

Về phía từng QTDND, để đáp ứng tốt hơn các dịch vụ tín dụng, ngân hàng cho các thành viên của mình, mỗi QTDND xây dựng và mở rộng quy mô hoạt động bằng cách: Tăng số lượng thành viên, mở rộng địa bàn hoạt động, tăng vốn điều lệ, vốn huy động tiền gửi, đồng thời cũng mở rộng thêm nhiều dịch vụ khác phục vụ thành viên như: Thanh toán trong cùng hệ thống, bảo lãnh, nhận ủy thác và đại lý, ... Trong tương lai, các QTDND này sẽ ngày càng mở rộng hơn cả về quy mô, vốn và các dịch vụ.

Nắm bắt được xu hướng phát triển tất yếu đó của QTDND, Nhà nước cần ủng hộ và có những hướng dẫn xác thực để QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với Quỹ tin dụng nhân dân ở Việt Nam (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w