II Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN Lí NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
3.2.1 Các giải pháp vĩ mô
Một là: Xây dựng định hướng chiến lược và ban hành các cơ chế chính sách đồng bộ.
Tuy NHNN đã xây dựng đề án phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020 với mục tiêu đạt được 1.700 QTDND cơ sở, nhưng đối với nước ta, mặc dù, tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao hơn giá trị sản xuất nông nghiệp, nhưng số cư dân sản xuất nông nghiệp và sống ở nông thôn hiện chiếm tỷ lệ hơn 70% tổng số dân số trong cả nước, nên sản xuất nông nghiệp, nông dân còn giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội; vì vậy, Nhà nước cần xây dựng định hướng chiến lược từ nay đến năm 2025 và ban hành các cơ chế chính sách phù hợp nhằm khuyến khích thành lập thêm nhiều QTDND trở thành một định chế tài chính trên thị trường tiền tệ ở nông thôn và một bộ phận ở các đô thị sử dụng điều kiện về năng lực tài chính, mạng lưới, trình độ quản lý để đáp ứng phát triển kinh tế nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 57/CT-TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 135/2000/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND, cần được coi là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài, đặc biệt là công tác thanh tra, giám sát là quan trọng đảm bảo an toàn cho từng quỹ và cả hệ thống.
Hai là: Tăng cường công tác tuyên truyền về QTDND trong giai đoạn mới để thành lập thêm QTDND ở những địa phương, nhất là các tỉnh miền núi, ở các huyện, thị chưa có QTDND; cần xây dựng và nêu gương những điển hình tiên tiến để xoá dần mặc cảm đối với HTXTD trước đây; nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương về yêu cầu phát triển hệ thống QTDND đáp ứng chiến lược “tam nụng” của Đảng và phát triển kinh tế HTX của Chính phủ, NHNN các tỉnh nên coi việc phát triển QTDND là nhiệm vụ chính trị của ngành Ngân hàng, nhưng có bước đi thận trọng để tránh “vết xe đổ” của những năm 1997-1998.
Ba là: Bổ sung, hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách:
- Mô hình QTDND được thí điểm thành lập là loại hình tổ chức TDHT lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, vì vậy chúng ta chưa có kinh nghiệm tiền đề cả về lý luận và thực tiễn trong việc xây dựng, phát triển và quản lý nhà nước đối với mô hình tổ chức tín dụng này. Trong khi đó mô hình tổ chức và hoạt động của QTDND có tính chất rất đặc thù so với các loại hình ngân hàng trung gian khác; hơn nữa hoạt động của QTDND mang tính rủi ro cao, dễ có nguy cơ đổ vỡ dây chuyển nhanh chóng. Vì vậy các quy định pháp lý điều chỉnh tổ chức và hoạt động của QTDND đòi hỏi phải được xử lý phù hợp với tính chất đặc thù trên đây nhằm bảo đảm an toàn cho hoạt động không chỉ riêng đối với QTDND mà cho cả hệ thống ngân hàng trung gian. Tuy nhiên do còn thiếu kinh nghiệm và nhiều lý do khách quan và chủ quan nên cơ chế chính sách điều chỉnh tổ chức và hoạt động QTDND trong thời gian qua còn thiếu đồng bộ, nhiều chính sách chưa phù hợp với loại hình tổ chức TDHT này, gây cản trở khó khăn cho việc phát triển an toàn và bền vững của QTDND như đó nờu ở phần trên. Vì vậy, một trong những giải pháp cấp bách nhằm phát triển QTDND trong giai đoạn tới là phải tiếp tục nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để sớm ban hành các cơ chế chính sách hoàn thiện môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động của QTDND.
- Đặc biệt, cần có cơ chế, chính sách lãi suất phù hợp nhằm khuyến khích đối với các tổ chức tín dụng nhỏ; kể cả ngân hàng nước ngoài đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn mà không nên áp dụng chung một khung cơ chế, chính sách như
đối với các tổ chức tín dụng phục vụ đô thị. Tuy năm 2008, NHNN đó cú quyết định về lãi suất tín dụng của hệ thống QTDND không quá 165% so với lãi suất cơ bản cao hơn các NHTM khác, nhưng Thông tư số 01/2009 của NHNN còn cho phép các NHTM được áp dụng lãi suất thỏa thuận trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng, mở thẻ tín dụng, cho nên chính sách lãi suất đối với hệ thống QTDND cần được nghiên cứu để ban hành mức lãi suất phù hợp vừa không để QTDND chạy theo mục tiêu lợi nhuận nhưng đủ bù đắp chi phí và có tích lũy.
Kinh nghiệm của Trung Quốc năm 2007, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã ban hành một số văn bản nhằm tháo dỡ các rào cản như huy động vốn, giải quyết phá sản đối với loại hình công ty cho vay nông thôn; các công ty này được ấn định lãi suất phù hợp với rủi ro tín dụng bằng việc cho phép thu lãi cho vay cao hơn chi phí huy động đến 4 lần và tối thiếu 0,9 lần mức cho vay, lãi suất cho vay do PBoC ấn định (hiện nay là 7,47% mức cao nhất trong 9 năm trở lại đây). Nhờ đó, UA Easy Lenders, một công ty cho vay nhỏ thử nghiệm đầu tiên của Trung Quốc hiện cho vay với lãi suất là 27,6%/năm. Trung Quốc hy vọng giúp cho 700 triệu nông dân tiếp cận dễ dàng nguồn vốn từ các tổ chức này.
Bốn là: Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư nhằm nâng cao năng lực sản xuất hàng hoá ở khu vực nông nghiệp và nông thôn
QTDND là loại hình tổ chức TDHT hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn là địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là sản xuất hàng hoá, còn kém phát triển; hơn nữa khách hàng vay vốn còn thiếu kiến thức sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính nhỏ bé, trong khi đó hoạt động sản xuất kinh doanh lại phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan như hạn hán, lụt lội, sụt giá nông sản ... Vì vậy hoạt động của QTDND chịu tác động rất nhiều bởi các yếu tố rủi ro từ khách hàng vay vốn mà các QTDND (vốn có quy mô hoạt động nhỏ bé) khó có khả năng đương đầu nếu những rủi ro nói trên xảy ra.
Từ những lý do trên, để có thể bảo đảm cho các QTDND phát triển an toàn bền vững, ngoài những giải pháp đẩy mạnh khả năng phát triển nội lực của các QTDND, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển nâng cao năng
lực sản xuất hàng hoá (nhất là hàng hoá xuất khẩu) ở khu vực nông nghiệp và nông thôn nhằm tạo cơ sở nền tảng kinh tế vững chắc cho hoạt động của các QTDND.