Các cơ quan QLNN đối với QTDND:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với Quỹ tin dụng nhân dân ở Việt Nam (Trang 40 - 43)

a. Các ngân hàng trung gian:

1.2.2.1Các cơ quan QLNN đối với QTDND:

a) Ngân hàng Nhà nước:

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc QLNN đối với các QTDND theo các nội dung chủ yếu sau đây:

Một là: Nghiờn cứu, xây dựng mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển, chỉ đạo và hướng dẫn các QTDND thực hiện.

Hai là: Ban hành và hướng dẫn việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của QTDND

Ba là: Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của QTDND

Bốn là: Nghiên cứu, xây dựng, tổng kết việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với QTDND, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung các chính

sách nhằm thúc đẩy hệ thống QTDND phát triển. (vì có chức năng này, nên trong phần thực trạng sẽ đưa phần đánh giá tình hình củng cố chấn chỉnh, ... của QTDND vào).

Năm là: Xây dựng và trình Chính phủ thông qua hoặc không thông qua theo thẩm quyền các chương trình, dự án do các nước, các tổ chức quốc tế trợ giúp để phát triển hệ thống QTDND, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các chương trình dự án đó.

Sáu là: Thanh tra, kiểm tra các QTDND theo quy định của pháp luật.

b) Các Bộ, ngành có liên quan:

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các QTDND hoạt động.

Các Bộ ngành liên quan bao gồm: Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động thương binh xã hội, Liên minh HTX Việt Nam.

c) Ủy ban nhân dân các cấp:

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chức năng QLNN đối với QTDND theo những nội dung sau:

Một là:+ Phối hợp với NHNN và các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo, đôn đốc các QTDND hoạt động tại địa phương và thực hiện Luật các TCTD và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Hai là: + Chỉ đạo và giám sát việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các QTDND cơ sở, QTDND Trung ương hoặc chi nhánh QTDND Trung ương có trụ sở đúng trờn địa bànfn tỉnh;. Tạo điều kiện giúp đỡ các QTDND trong việc xử lý các vướng mắc trong quá trình hoạt động. Quyết định giải thể bắt buộc đối với những QTDND cơ sở vi phạm pháp luật.

Ba là: + Giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của QTDND và của các thành

viên.

Bốn là:+ Đề nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách nhằm phát triển QTDND.

Năm là: + Chỉ đạo UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giám sát, giúp đỡ QTDND triển khai thực hiện phương án củng cố, chấn chỉnh hoạt động, đồng thời thực hiện chức năng QLNN theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm sự phát triển an toàn, hiệu quả của QTDND trên địa bàn.

- UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Thực hiện chức năng QLNN theo các nội dung sau:

Một là: + Tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển QTDND ở địa phương.

Hai là: + Xem xét đề nghị của UBND xã, phường, thị trấn để có văn bản chấp thuận hay không chấp thuận thành lập QTDND cơ sở.

Ba là: + Chỉ đạo các ban ngành có liên quan trong việc xử lý những tồn tại, vướng mắc trong quá trình hoạt động của QTDND.

Bốn là: + Giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo, các hành vi vi phạm pháp luật về QTDND, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của QTDND trong phạm vi, quyền hạn được giao.

Năm là:+ Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn giám sát, giúp đỡ QTDND cơ sở triển khai thực hiện phương án củng cố, chấn chỉnh hoạt động, đồng thời thực hiện tốt chức năng QLNN theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm sự phát triển an toàn, hiệu quả của QTDND cơ sở trên địa bàn.

- UBND xã, phường, thị trấn: Thực hiện QLNN đối với QTDND cơ sở được tổ chức và hoạt độông trên địa bàn theo các nội dung sau:

Một là: + Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập QTDND cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật.

Hai là:+ Xem xét đề án thành lập và phương án hoạt động QTDND cơ sở của các sáng lập viên, căn cứ vào những quy định của pháp luật, trả lời bằng văn bản cho các sáng lập viên về việc đồng ý hay không đồng ý thành lập QTDND cơ sở. Trường hợp đồng ý phải có văn bản đề nghị ủy ban nhân dân cấp huyện về việc

thành lập QTDND cơ sở.

Ba là: + Có trách nhiệm tham gia xem xét việc bố trí cán bộ quản trị, kiểm soát, điều hành của QTDND cơ sở, tạo điều kiện cho cán bộ của QTDND cơ sở làm việc ổn định, hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bốn là:+ Chỉ đạo các ban, ngành có liên quan trong việc xử lý những tồn tại, vướng mắc trong hoạt động của QTDND cơ sở.

Năm là: + Giám sát, giúp đỡ QTDND cơ sở triển khai thực hiện phương án củng cố, chấn chỉnh hoạt động đồng thời thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm sự phát triển an toàn, hiệu quả của QTDND trên địa bàn; chịu trách nhiệm về những hậu quả do tập thể hoặc cá nhân cấp mình quản lý gây ra cho QTDND cơ sở.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với Quỹ tin dụng nhân dân ở Việt Nam (Trang 40 - 43)