Vai trò của QTDND trong hệ thống các ngân hàng trung gian:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với Quỹ tin dụng nhân dân ở Việt Nam (Trang 33 - 37)

a. Các ngân hàng trung gian:

1.1.5.1. Vai trò của QTDND trong hệ thống các ngân hàng trung gian:

TCTD hợp tác là một loại hình ngân hàng trung gian hoạt động có tính chất đặc biệt và có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng nước như ngân hàng tương hỗ, ngân hàng nhân dân, Quỹ tiết kiệm và tương hỗ, HTX tín dụng (HTXTD), QTDND, Ngân hàng HTX.

QTDND là loại hình TCTD hợp tác do các thành viên tự nguyện góp vốn thành lập, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện các mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống chủ yếu trong khu vực nông nghiệp và nông thôn.

Hoạt động của QTDND tuy không nhằm mục tiêu kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận nhưng để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, các QTDND phải đảm bảo bù đắp chi phí và cú tớch luỹ

để phát triển.

Về tổ chức, tuy mỗi QTDND là một pháp nhân độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động nhưng lại được liên kết với nhau thành một hệ thống chặt chẽ thông qua công tác điều hoà vốn, chăm sóc phục vụ hỗ trợ từng thành viên nâng cao hiệu quả hoạt động; đại diện bảo vệ quyền lợi, định hướng phát triển chung, thực hiện kiểm toán, cung cấp dịch vụ tư vấn, đào tạo cán bộ và quản lý Quỹ an toàn của toàn hệ thống nhằm đảm bảo cho từng thành viên cũng như toàn hệ thống QTDND phát triển an toàn, bền vững.

Có thể nói với tính chất là một loại hình TCTD được tổ chức và hoạt động theo mô hình kinh tế hợp tác, lại được liên kết chặt chẽ hỗ trợ nhau trong hoạt động, QTDND là loại hình TCTD rất phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông nghiệp và nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường ở cả các nước đã phát triển và các nước đang phát triển. Sự phát triển thành công mô hình QTDND Desjardins ở Canada, mô hình Ngân hàng HTX ở Cộng hoà liên bang Đức và đặc biệt những kết quả đạt được qua quá trình thí điểm QTDND ở Việt Nam trong thời gian qua là những minh chứng hết sức rõ ràng về vai trò nói trên của QTDND.

Ngân hàng HTX là loại hình TCTD phát triển ở bậc cao nhất của trong hệ thống các TCTD hợp tác. Về tính chất sở hữu, Ngân hàng HTX có thể được tổ chức dưới hình thức sở hữu tập thể hoặc cổ phần, chủ yếu do các doanh nghiệp HTX thuộc các ngành nghề khác nhau (trong đó các TCTD hợp tác chiếm đại bộ phận) góp vốn thành lập nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng cho các thành viên và cả khách hàng ngoài thành viên; đồng thời hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các thành viên (trong đó mục tiêu quan trọng nhất là điều hoà vốn và hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động của các TCTD hợp tác thành viên).

Về tổ chức và hoạt động, Ngân hàng HTX được thực hiện kinh doanh mọi hoạt động nghiệp vụ theo mô hình ngân hàng đa năng; các ngân hàng HTX có thể huy động, cho vay cũng như cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các thành viên và cả khách hàng ngoài thành viên. Về phạm vi hoạt động, ngân hàng HTX không bị

giới hạn về địa bàn hoạt động, có thể mở rộng mạng lưới chi nhánh trên phạm vi toàn quốc gia và kể cả mở chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài khi cần thiết.

Với tính chất là loại hình TCTD phát triển ở bậc cao nhất trong hệ thống các TCTD hợp tác, ngân hàng HTX là loại hình TCTD có vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong hệ thống các ngân hàng trung gian ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Trong điều kiện Việt Nam đang chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN; đồng thời đang phát triển hệ thống QTDND trên phạm vi toàn quốc thì việc hoàn thiện và phát triển QTDND Trung ương thực sự trở thành NH HTX đầu mối nhằm điều hoà vốn và hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động cho các QTDND cơ sở là một yêu cầu khách quan và cấp bách cần được sớm giải quyết.

Hiện nay, QTDND Trung ương đang trong quá trình chuyển đổi thành NH HTX để phù hợp với xu thế phát triển và Luật các TCTD 2010. Tuy nhiên, dưới đây, tác giả vẫn xin được gọi tên cũ là QTDND Trung ương và QTDND cơ sở.

Về vị trí và vai trò của QTDND nói riêng và vai trò của các TCTD hợp tác nói chung trong hệ thống các ngân hàng trung gian, chúng ta đều biết nguồn gốc ra đời của loại hình TCTD hợp tác là do những người nông dân và những người kinh doanh, sản xuất nhỏ vỡ ớt tài sản nờn khụng dễ gì được làm khách của các ngân hàng thương mại; vì vậy họ cũng phải cùng nhau góp vốn tập hợp trao đổi năng lực tài chính trên tinh thần hợp tác tương trợ nhằm mục đích hỗ trợ nhau cung ứng vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống, xoỏ đúi giảm nghèo.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, dưới áp lực quy luật cạnh tranh ngày càng gay gắt và sự chi phối mạnh mẽ của quy luật cung cầu, các ngân hàng thương mại ngày càng có xu thế tập trung hoá, sáp nhập tổ chức, hiện đại hoá công nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hướng vào phục vụ các khách hàng lớn, các ngành kinh tế có nhiều tiềm năng thu được lợi nhuận cao. Vì vậy thị trường tài chính - tín dụng nhỏ, đặc biệt là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn ngày càng xuất hiện nhiều “khoảng trống” mà nếu không có các TCTD hợp tác, trong đú cú cỏc QTDND, thỡ khụng dễ gì bù đắp được. Trong khi đó ở bất kỳ một quốc gia

nào dù lớn hay nhỏ, dù là nước đã phát triển hay đang phát triển đều tồn tại khu vực kinh tế nông nghiệp và địa bàn nông thôn ở các cấp độ phát triển khác nhau. Ở các nước đang phát triển, khu vực kinh tế này còn rất quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn; còn ở các nước đã phát triển, tuy khu vực kinh tế này chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng ngày càng giảm nhưng việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn có vị trí quan trọng trong việc ổn định tình hình chính trị - xã hội. Vì vậy, với vai trò là “bà đỡ” cho các thành viên nghèo và quy mô sản xuất nhỏ ở khu vực kinh tế này phát triển vươn lên, có thể nói QTDND nói riêng và loại hình TCTD hợp tác nói chung không những chỉ là loại hình TCTD không thể thay thế được trong hệ thống các ngân hàng trung gian của bất kỳ một quốc gia nào mà còn là một trong những loại hình TCTD đóng góp vai trò tích cực nhất trong việc thực hiện các chính sách xã hội (không phải với tư cách là một tổ chức từ thiện hoặc là một ngân hàng chính sách của Nhà nước).

1.1.5.2 Vai trò của Quỹ tín dụng nhân dân đối với nền kinh tế

Với cơ chế là một “loại hình doanh nghịờp đặc biệt, trong đó các thành viên vừa là Hội viên vừa là đồng chủ sở hữu, vừa là khách hàng” QTDND là một loại hình tổ chức kinh tế hợp tác không thể thiếu được đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở phạm vi quốc gia nói chung cũng như trong khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, các QTDND đã khẳng định được vai trò là TCTD thích hợp nhất giúp cho người lao động sản xuất nhỏ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà trong đó đại bộ phận ở khu vực nông nghiệp, nông thôn có thể tiếp cận dễ dàng, thuận tiện đối với các dịch vụ tài chính ngân hàng nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các hoạt động kinh doanh, sản xuất của họ. Cũng chính vì vậy mà hoạt động của các QTDND đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn. Với quy mô hoạt động nhỏ, các QTDND còn là khu vực tạo ra nhiều công ăn việc làm nhất cho bản thân hệ thống TCTD HTX và trong hệ thống kinh tế HTX; ngoài ra các QTDND còn gián tiếp tạo công ăn việc làm cho một khối lượng nhân công lớn hơn nhiều trong khu

vực kinh tế HTX và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tất cả các ngành kinh tế. Với mục tiêu hoạt động không chạy theo tìm kiếm lợi nhuận tối đa mà là hỗ trợ thành viên, đồng thời đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội, Hệ thống QTDND còn tham gia tích cực vào các chương trình đầu tư vốn hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và các dự án mang tính kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm, chống nạn thất nghiệp… Cũng thông qua các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho QTDND và hoạt động tư vấn khách hàng, hệ thống QTDND còn góp phần đào tạo nâng cao năng lực điều hành, quản lý doanh nghiệp và quản lý tài chính cho các khách hàng (trong đó chủ yếu là các hộ kinh tế tư nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ) của mình.

Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt với xu thế tập trung hoá ngày càng cao (kể cả hoạt động ngân hàng), có thể núi cỏc QTDND là nhân tố không thể thiếu được giúp cho nông dân và những người sản xuất, kinh doanh nhỏ nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cải thiện đời sống và góp phần xoỏ đúi giảm nghèo. Hơn nữa, với cơ chế tổ chức quản lý dân chủ, quy mô nhỏ, các QTDND là loại hình kinh doanh năng động, dễ thích nghi với sự thay đổi môi trường hoạt động; cùng với cơ chế liên kết chặt chẽ trong hệ thống, mô hình QTDND nói riêng và TCTD hợp tác nói chung (trong đó thị phần của hệ thống QTDND ngày càng lớn) ngày càng trở thành một bộ phận kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân ở ngay các nước kinh tế phát triển như CHLB Đức, Pháp, Hà Lan, Canađa,… Với vai trò quan trọng như vậy, mô hình QTDND và loại hình tín dụng HTX đã có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với Quỹ tin dụng nhân dân ở Việt Nam (Trang 33 - 37)

w