Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với Quỹ tin dụng nhân dân ở Việt Nam (Trang 93 - 95)

II Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan

a) Về cơ chế chính sách chung của Nhà nước:

Chưa xây dựng được hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ, tạo môi trường pháp lý và kinh tế đầy đủ cho QTDND hoạt động an toàn như đã đề ra trong Đề án thí điểm; hệ thống cơ chế chính sách mới chỉ tập trung điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của bản thân hệ thống QTDND mà chưa có cơ chế chính sách quan tâm hỗ trợ một cách đầy đủ, toàn diện và có hiệu quả đối với các đối tượng vay vốn của QTDND như chưa có cơ chế bảo lãnh tiền vay, Bảo hiểm thị trường, trợ giá hàng nông sản, thực phẩm, tổ chức cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, ...; cơ chế bảo hiểm mùa màng tuy đã có nhưng chưa đầy đủ và chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Việc chậm ban hành các cơ chế nói trên do nguyên nhân còn thiếu các điều kiện về môi trường kinh tế và cơ sở vật chất, nhưng cũng có nguyên nhân chủ quan là nhận định ban đầu còn đơn giản, cho là dễ thực hiện nhưng vào thực tiễn đòi hỏi các chính sách này phải phát triển phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước.

Hoạt động tín dụng của QTDND gắn liền với lĩnh vực nông nghiệp nên cũng gắn liền với rủi ro khi thiên tai bất khả kháng xảy ra nhưng Nhà nước chưa có cơ chế xử lý các khoản rủi ro này đối với các QTDND (cơ chế trích, lập dự phòng rủi ro chỉ có thể đáp ứng đối với những khoản rủi ro bình thường); Nhà nước chỉ mới có cơ chế xử lý đối với các tổ chức tín dụng nhà nước.

Cơ chế về bảo hiểm tiền gửi không phù hợp với hoạt động của hệ thống QTDND vì cơ quan Bảo hiểm chỉ chi trả tiền gửi sau khi QTDND đã bị giải thể,

phá sản chứ không can thiệp khi QTDND bị lâm vào tình trạng khó khăn nhằm ngăn chặn sự phá sản của một tổ chức, tránh sự đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng thanh lý QTDND còn chậm, chưa được giải quyết dứt điểm.

Một cơ chế chính sách chưa phù hợp khác là: Các QTDND cơ sở hiện nay chưa được phép huy động và cho vay ngoại tệ, trong khi thực tế đã có nhiều QTDND được các ngân hàng thương mại đề nghị ký hợp đồng làm dịch vụ đại lý chi trả kiều hối nhưng chưa có cơ chế hướng dẫn nờn cỏc QTDND chưa triển khai được.

b) Sự phối hợp quản lý còn chưa chặt chẽ, thống nhất:

Thứ nhất: Sự phối hợp trong chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương, các bộ, ban ngành:

NHNN là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp QTDND. Việc quản lý này cũng cần sự quan tâm, phối hợp của các cấp ủy, chính quyền địa phương và các bộ, ban ngành có liên quan. Tuy nhiên, trong thời gian qua, sự phối hợp giữa NHNN và cá cơ quan nhà nước nêu trên còn chưa được duy trì đều đặn, còn lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ.

Thứ hai: Sự phối hợp trong nội bộ NHNN:

Việc thành lập CQTTGSNH theo Quyết định số 81/QĐ-NHNN là một bước ngoặt mới trong việc quản lý các TCTD nói chung và QTDND nói riêng, giúp cho việc thanh tra, giám sát được tách bạch, chuyên nghiệp hơn qua việc phân định chức năng, nhiệm vụ của từng Vụ, Cục trong CQTTGSNH. Tuy nhiên, điều này cũng gây khó khăn trong việc quản lý QTDND. Trước đây, Vụ Tín dụng hợp tác là vụ chuyên quản về QTDND. Tất cả mọi hoạt động quản lý nhà nước về QTDND do Vụ Tín dụng hợp tác phụ trách nên việc quản lý tập trung hơn. Hiện nay, theo cơ cấu mới của CQTTGSNH, mỗi vụ, cục phụ trách một mảng công việc về Quỹ, bao gồm: Công tác quản lý cấp phép, công tác thanh tra, công tác giám sát. Do đó, trong một số trường hợp, việc xử lý thông tin chưa kịp thời, chính xác do sự phối hợp công việc giữa các vụ, cục trong CQTTGSNH chưa tốt.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với Quỹ tin dụng nhân dân ở Việt Nam (Trang 93 - 95)

w