Các giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với Quỹ tin dụng nhân dân ở Việt Nam (Trang 105 - 106)

II Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN Lí NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

3.2.2 Các giải pháp vi mô

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước chính đối với hệ thống QTDND, NHNN cần nghiên cứu, xây dựng mục tiêu chiến lược, định hướng phát triển hệ thống QTDND trong giai đoạn mới, phù hợp với chiến lược phát triển chung của nền kinh tế như:

- Sớm ban hành, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách phù hợp, tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động của QTDND.

- Sớm hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của QTDND, các Đề án, như: Đề án thành lập Quỹ an toàn hệ thống, Đề án kiểm toán QTDND, nhất là thành lập các tổ chức liên kết nhằm:

+ Hỗ trợ, tư vấn cho các QTDND cơ sở, nhất là trong hoàn cảnh lâm vào khó khăn.

+ Thực hiện chức năng hướng dẫn nghiệp vụ, đào tạo đội ngũ cán bộ QTDND đáp ứng các tiêu chuẩn theo qui định trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng.

+ Thực hiện kiểm toán tài chính để xác định chính xác tình hình tài chính của QTDND, từ đó có nhận định đúng và đề ra biện pháp khắc phục hữu hiệu.

+ Xây dựng và quản lý an toàn hệ thống QTDND để khi các QTDND lâm vào tình trạng khó khăn sẽ được hỗ trợ về tài chính nhằm cải thiện tình trạng lỗ.

+ Tổ chức liên kết ra đời thì Chi nhánh NHNN tỉnh không còn phải thực hiện chức năng hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ đối với các QTDND trên địa bàn nữa, nghĩa là Chi nhánh NHNN tỉnh không còn tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi cũi”, hiệu lực quản lý nhà nước của Chi nhánh NHNN tỉnh sẽ thể hiện rõ hơn.

- Thay đổi cơ chế điều hòa vốn trong hệ thống QTDND theo hướng điều tiết tốt nhất nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu trong cùng hệ thống QTDND trên cơ sở nhu cầu của bên nhận vốn và bên điều chuyển vốn. Có như vậy, mới phát huy tối đa năng lực huy động vốn ở những nơi có tiềm năng huy động tiền gửi trong dân cao và đáp ứng được nhu cầu vốn ở những nơi thiếu.

- Cho phép QTDND cũng được hưởng chính sách miễn lãi như các ngân hàng khỏc trờn địa bàn.

- Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, thanh tra hệ thống QTDND...

- Phối hợp nhịp nhàng với các Bộ, ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp trong việc quản lý nhà nước đối với hoạt động của QTDND, đảm bảo cho QTDND hoạt động an toàn, ổn định và phát triển bền vững.

Cụ thể các giải pháp như sau:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với Quỹ tin dụng nhân dân ở Việt Nam (Trang 105 - 106)

w