II Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
(c) Thanh tra, giám sát hoạt động của QTDND
Việc thanh tra, giám sát hoạt động của QTDND do NHNN thực hiện và được phân cấp từ trên xuống dưới. NHNN Trung ương thanh tra, giám sát QTDND Trung ương và ủy quyền công tác thanh tra, giám sát QTDND cơ sở cho NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố. Để có cơ sở báo cáo công tác thanh tra QTDND, NHNN đã có Quyết định số 14/2007/QĐ-NHNN ngày 09/4/2007 ban hành quy chế xếp loại QTDND, từ đó NHNN điều chỉnh các quy định khác về hạn mức tín dụng, mức độ thực hiện an toàn, dự phòng rủi ro đối với từng QTDND. Ngoài ra, NHNN cũng ban hành văn bản liên quan đến công tác thanh tra, giám sát đối với QTDND (Quyết định số 92/2001/QĐ-NHNN ngày 08/02/2001 về việc ban hành quy chế kiểm soát
đặc biệt QTDND); đồng thời cũng xây dựng các cơ chế giám sát từ xa đối với các QTDND.
Hiện nay, CQTTGSNH – NHNN Việt Nam là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc thanh tra, giám sát QTDND. Công tác thanh tra được tiến hành thường xuyên, bao gồm thanh tra định kỳ và thanh tra đột xuất. Qua công tác thanh tra, NHNN phát hiện những sai phạm của QTDND, qua đó, đưa ra những giải pháp, kiến nghị yêu cầu QTDND chấn chỉnh sau thanh tra.
Hoạt động thanh tra của NHNN đối với hệ thống QTDND bao gồm nhiều nội dung: thanh tra tổ chức, điều hành, quản lý, hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ; thanh tra công tác kế toán; thanh tra nguồn vốn ; thanh tra hoạt động cho vay; thanh tra ngân quỹ; thanh tra việc chấp hành các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động; thanh tra kết quả tài chính và thanh tra việc thực hiện các kiến nghị của các cuộc thanh tra, kiểm tra trước.
Trong thời gian qua, qua công tác thanh tra QTDND Trung ương, CQTTGSNH đã phát hiện ra một số sai phạm như: Trờn cỏc giấy gửi tiền, thẻ lưu tiết kiệm, không ghi số chứng minh nhân dân của khách hàng; vi phạm về nguyên tắc vay vốn, điều kiện cho vay vốn, thẩm định, kiểm tra sử dụng vốn, tài sản thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo; một số chỉ tiêu tính toán chưa chính xác làm sai lệch kết quả tỷ lệ đảm bảo an toàn; cũn cú sai phạm về kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Đối với QTDND cơ sở, NHNN chi nhánh trực tiếp thanh tra. Sau khi kết thúc đợt thanh tra chậm nhất là 15 ngày, NHNN chi nhánh phải gửi báo cáo kết quả thanh tra lên CQTTGSNH. Đối với những trường hợp thanh tra khẩn cấp, có tính chất nghiêm trọng, CQTTGSNH có thể chỉ đạo xử lý và thành lập Đoàn thanh tra trực tiếp tới QTDND cơ sở đó.
Đơn cử, trong trường hợp QTDND cơ sở Liên Nghĩa – Lâm Đồng – một trong những QTDND cơ sở lớn, thời gian qua đã xảy ra hiện tượng khách hàng rút tiền bất thường với số lượng lớn. Sau khi nhận được công văn báo cáo của NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng ngày 15/3/2011, CQTTGSNH đó cú tờ trình Thống đốc NHNN ngày
16/3/2011 kèm dự thảo công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng, NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng về việc chỉ đạo xử lý đối với QTDND cơ sở Liên Nghĩa; đồng thời thành lập tổ công tác đặc biệt tới QTDND cơ sở Liên Nghĩa. Nhờ xử lý kịp thời và có chỉ đạo, đề xuất hợp lý, những vấn đề nổi cộm tại QTDND Liên Nghĩa đã được làm rõ và hoạt động của Quỹ này dần đi vào ổn định.
Ngoài việc thanh tra tại chỗ, CQTTGSNH cũng thường xuyên theo dõi, giám sát từ xa đối với QTDND, từ đó có những đánh giá đúng đắn và kịp thời xử lý các sai phạm, tránh để xảy ra diễn biến xấu không kiểm soát được. Hiện nay, NHNN đang xây dựng chương trình giám sát từ xa áp dụng riêng cho hệ thống QTDND. Đó là “ Hệ thống xử lý thông tin phục vụ công tác quản lý hệ thống QTDND”. Hệ thống này là công cụ quản lý, thanh tra giám sát hữu hiệu đối với hệ thống QTDND để có thể cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn đối với hệ thống quỹ, giúp QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả.
Trước thực trạng nhiều TCTD nói chung và QTDND nói riêng không tuân thủ các quy định của pháp luật, dẫn đến nhiều hiện tượng xảy ra gây nguy hiểm cho hệ thống TCTD, NHNN đó cú văn bản số 6555/NHNN-TTGSNH yêu cầu NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường công tác quản lý, thanh tra, giám sát hệ thống QTDND.
Công văn nêu rõ, thời gian qua, hoạt động của hệ thống QTDND đã xuất hiện một số QTDND tại nhiều địa phương không tuân thủ đúng theo tôn chỉ, mục đích hoạt động, điều lệ QTDND khi được cấp phép thành lập và hoạt động. Do đó, để tăng cường công tác quản lý, cấp phép và thanh tra, giám sát đối với hệ thống TCTD là HTX và đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD là HTX theo Luật các TCTD năm 2010 đã có hiệu lực thi hành, Thống đốc NHNN yêu cầu Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:
- Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, giám sát thường xuyên toàn bộ hệ thống TCTD là HTX trên địa bàn để chấn chỉnh các QTDND tổ chức và hoạt động
theo đúng bản chất, mục tiêu, định hướng của TCTD là HTX đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Việc mở rộng địa bàn hoạt động QTDND chỉ được xem xét trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu trên; có đủ năng lực tài chính; khả năng quản trị, điều hành; có hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ đáp ứng các quy định của pháp luật; đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng của các QTDND. Ngoài ra, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố phải chấp hành việc cung cấp thông tin và báo cáo thống kê kịp thời, chính xác theo quy định của NHNN.
Cũng tại công văn này, Thống đốc NHNN yêu cầu NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố xử lý nghiêm theo thẩm quyền; báo cáo kịp thời và đề xuất biện pháp xử lý đối với các khó khăn, vướng mắc, những sai phạm nghiêm trọng về tổ chức và hoạt động của TCTD là HTX trên địa bàn về NHNN qua CQTTGSNH.
2.2.2.2 Quản lý nhà nước thông qua phương pháp kinh tế
(a) Nhà nước hỗ trợ về vốn:
Từ khi thí điểm thành lập đến nay, QTDND luôn được nhà nước quan tâm, hỗ trợ về vốn. Khi mới thành lập, Nhà nước hỗ trợ QTDND 80 tỷ để nâng cao năng lực tài chính cho hệ thống. Phần lợi nhuận thu được từ số tiền này của QTDND Trung ương được hỗ trợ cho hệ thống QTDND để đào tạo nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ QTDND.
Tiếp đó, hàng loạt các chương trình, đề án hỗ trợ QTDND của các tổ chức trong nước và quốc tế đã được triển khai, như: Các chương trình hỗ trợ vốn cho QTDND Trung ương, chương trình cho vay hỗ trợ tài chính đối với các QTDND cơ sở của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam DIV (Năm 2005), các nguồn vốn hỗ trợ lãi suất đối với QTDND, ...
Tuy nhiên, hiệu quả đạt được của một số chương trình chưa cao và còn bộc lộ nhiều bất cập. Cụ thể:
Chương trình cho vay hỗ trợ tài chính đối với các QTDND cơ sở của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam:
chính đối với QTDND cơ sở được thực hiện thí điểm trong một năm và triển khai tại địa bàn 3 chi nhánh DIV khu vực là: Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng mức vốn dành cho giai đoạn này là 50 tỷ đồng. Dựa trên tình hình thực tế của DIV cũng như bối cảnh hoạt động của hệ thống QTDND cơ sở, trong giai đoạn này, đối tượng phục vụ của chương trình là các QTDND được xờ́p loại A, có khó khăn tạm thời về khả năng chi trả. Mức cho vay tối đa bằng 3 lõ̀n vụ́n tự có của QTDND. Ngay sau khi triển khai chương trình, Chi nhánh DIV Thành phố Hồ Chí Minh đã có một sáng kiến rất tốt là yêu cầu các QTDND trong địa bàn thí điểm gửi báo cáo hàng tháng về số dư tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi đến hạn trong tháng, cũng như các món tiền gửi có giá trị trên 100 triợ̀u đụ̀ng. Đây là một động thái tích cực nhằm tăng cường giám sát khả năng chi trả của QTDND trong điều kiện các thông tin đầu vào còn hạn chế, chưa thể đáp ứng yêu cầu của DIV, đặc biệt là đối với nghiệp vụ hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên, điều này cũng gây phiền toái cho các QTDND khi phải lập quá nhiều báo cáo trong bối cảnh khung pháp lý cho hoạt động hỗ trợ tài chính của DIV sẽ có những thay đổi.
Đến T3/2006, chương trình hỗ trợ tài chính đối với QTDND đã nhận được hồ sơ đề nghị cho vay hỗ trợ từ các QTDND cơ sở. Trong tổng số 31 lời đề nghị, Chi nhánh Đông Bắc Bộ đã nhọ̃n được 8 hồ sơ, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận được 5 hồ sơ và chi nhánh Bắc Trung Bộ nhận được 3 hồ sơ. Số còn lại là những đề nghị qua điện thoại. Thời điểm nóng nhất là trước tết Âm lịch, cũng chính là lúc được coi là nhạy cảm vờ̀ vốn đối với hầu hết các thành phần kinh tế. Đây là một thực tế rất đáng quan tâm trong công tác giám sát của DIV. Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra thông tin, cũng như xem xét tình trạng thực tế của các QTDND, thì gần như toàn bộ các trường hợp có đề nghị thực chất không gặp khó khăn về khả năng chi trả, không thuộc phạm vi, đối tượng thí điểm của giai đoạn này, hoặc không thực sự khó khăn như đã trình bày. Trong đó, có cả trường hợp của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam đề nghị vay vốn sau khi xảy ra sự cố tin đồn thất thiệt vào năm 2005. Chỉ duy nhất có QTDND Bảo Lụ̣c (Lõm Đụ̀ng) là hội đủ các điều kiện để hỗ trợ tài chính, và DIV cũng đã giải ngân co QTDND này vay 2,6 tỷ đồng.
Nguyên nhân chính của tình trạng đề nghị nhiều, giải quyết không đáng kể là do các QTDND cơ sở chưa hiểu rõ về chính sách hỗ trợ tài chính. Quyết định số 50/QĐ- BHTG11 ban hành ngày 3/3/2006 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định tạm thời về cho vay hỗ trợ đối với QTDND cơ sở đã nêu rõ: Do khó khăn tạm thời về khả năng chi trả vì nguyên nhân khách quan là những khó khăn xuất hiện do các sự kiện bất thường có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chi trả của QTDND mà QTDND không chủ động dự báo hoặc dự báo không hết. Tuy nhiờn, nhiều QTDND vẫn quan niệm Chương trình hỗ trợ tài chính như là một kênh cung cấp vốn mỗi khi thiờ́u nguụ̀n hoạt động, mà không hiểu rằng nghiệp vụ này là công cụ trợ giúp trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định.
Sau 6 tháng triển khai thí điểm, Chương trình hỗ trợ tài chính cũng đã bộc lộ khá nhiều bất cập. Nguồn vốn đờ̉ cṍp hỗ trợ chỉ là một phần nhỏ trong nguồn vốn điều lệ của DIV, các rủi ro chỉ được xử lý bằng quỹ dự phòng tài chính hình thành từ 5% chênh lệch thu chi. Trong khi đó, quy định tài chính yêu cầu DIV phải bảo toàn vốn trong hoạt động. Việc xác định rõ thế nào là hỗ trợ khả năng chi trả (cho người gửi tiền) hay thế nào là hỗ trợ khả năng thanh toán (khả năng trả nợ) cho các QTDND cũng cần được xác định rõ hơn trong thông tư hướng dẫn của NHNN. Bên cạnh đó, việc thu nhận, xử lý thông tin, kết quả của công tác giám sát phục vụ cho hỗ trợ tài chính cũng còn nhiều khập khiễng cả về thời gian cũng như hình thức, làm giảm hiệu quả của chương trình.