Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với Quỹ tin dụng nhân dân ở Việt Nam (Trang 91 - 93)

II Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

đã làm giảm hiệu lực của việc quản lý nhà nước, cụ thể:

Thứ nhất: Mục tiêu hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhưng do nhận thức của cán bộ quản trị, điều hành nên một số Quỹ tín dụng nhân dân đã xa rời mục tiêu tương trợ, chạy theo lợi nhuận nờn đó làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Quỹ, làm xa rời mục tiêu ban đầu.

Thứ hai : Trong quá trình hoạt động, một bộ phận đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành, tác nghiệp tại QTDND đã suy thoái đạo đức, cố tình vi phạm nguyên tắc, chế độ, tham ô, trục lợi làm thất thoát tài sản của Quỹ, của nhân dân, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng hoạt động của QTDND và làm mất lòng tin của nhân dân.

Thứ ba: Việc chấp hành các chế độ về tài chính, kế toán, lãi suất và an toàn kho quỹ của một số QTDND chưa đúng quy định, gây khó khăn cho việc quản lý của nhà nước và xử lý các trường hợp vi phạm.

Thứ tư: Quản trị điều hành của QTDND cơ sở còn nhiều sai phạm. Các quy định về việc không cho cán bộ công chức tham gia quản trị, kiểm soát chưa được các QTDND quán triệt triệt để. Một số quỹ còn không có ý thức nâng cao trình độ cán bộ, không chủ động sắp xếp, quy hoạch cán bộ để đáp ứng quy định hiện hành.

Thứ năm: Cơ sở vật chất của một số QTDND còn chưa đáp ứng yêu cầu cần thiết, một số quỹ còn chưa có trụ sở ổn định, phương tiện làm việc thiếu thốn, gây ảnh hưởng đến an toàn, hoạt động của Quỹ và lòng tin của nhân dân.

b) Mô hình QTDND chưa hoàn chỉnh:

Sau quá trình triển khai thực hiện, có thể khẳng định rằng mô hình tổ chức hệ thống QTDND hiện nay chưa hoàn chỉnh. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho hệ thống QTDND chưa thể phát triển vững chắc. Qua nghiên cứu kinh nghiệm tại các nước đã thành công trong mô hình này cho thấy: hệ thống Quỹ tín dụng hoặc NH HTX muốn tồn tại và phát triển vững mạnh thì các tổ chức trực tiếp kinh doanh phục vụ thành viên và tổ chức liên kết phát triển hệ thống phải có quan hệ chặt chẽ với nhau; đặc biệt tổ chức liên kết phát triển hệ thống là cơ quan chịu trách nhiệm

chung về đại diện quyền lợi, định hướng phát triển, đào tạo cán bộ, kiểm tra, kiểm toán nội bộ và bảo đảm an toàn trong hoạt động của toàn hệ thống giữ vị trí hết sức quan trọng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, công việc định hướng phát triển, đào tạo cán bộ, kiểm tra, kiểm soát, ... vẫn do NHNN đảm nhiệm; vì vậy, chưa tách bạch rõ vai trò quản lý nhà nước của NHNN đối với hệ thống QTDND; mặt khỏc, các công việc về đại diện quyền lợi, kiểm toán nội bộ và quản lý Quỹ bảo toàn tổ chức nhằm bảo đảm an toàn cho hoạt động của toàn hệ thống lại chưa có tổ chức nào đảm nhận.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với Quỹ tin dụng nhân dân ở Việt Nam (Trang 91 - 93)

w