- Bậc 4: Hen kéo dài nặng (Severe persistent)
7. Phòng Bệnh
Hiện nay Dengue xuất huyết chưa có vaccine phòng bệnh, nên để phòng bệnh ở các vùng có dịch thì vấn đề là phải theo dõi và tiêu diệt côn trùng trung gian truyền bệnh đó là muỗi Aedes aegypti và lăng quăng.
7.1 Diệt muỗi
Diệt muỗi bằng nhiều cách : ngủ màn, hương trừ muỗi, bình xịt muỗi, xe phun thuốc dạng phun sương dùng cho cộng đồng, kem bôi da, đập muỗi bằng tay v.v...
7.2 Diệt lăng quăng
Dọn dẹp các nơi nước đọng quanh nhà, các vật có chứa nước (chén bể, vỏ chai, lon bia, lon sữa, vỏ xe, vv..), những nơi trữ nước có nắp đậy, thả cá ở các chậu cây cảnh có chứa nước . Đang thử nghiệm thả một loài giáp xác Mesocyslop vào ao hồ để ăn bọ gậy aedes aegypti có khả năng giải quyết bệnh trên bình diện rộng cả nước. Để đạt kết quả trên cộng đồng, cần có sự phối hợp giữa y tế và các ban ngành.
7.3 Khi có dịch
Áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán, phân độ Dengue xuất huyết, phát hiện chẩn đoán sớm, phân loại, xử trí thích hợp với các mức độ.
Sốt xuất huyết Dengue ( Câu hỏi kiểm tra )
1. Phân loại 4 mức độ nặng nhẹ sốt xuất huyết Dengue ?
2. Xử trí sốt xuất huyết Dengue theo từng mức độ nặng nhẹ trên lâm sàng ?
Tài liệu tham khảo
1. Trường Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh - Bộ Môn Nhi (2001). Sổ tay xử trí lồng ghép bệnh trẻ em. Nhà Xuất Bản Y Học.
2. WHO/FCH/CAH/00 (April 2000). Handbook IMCI: Integrated Management of Childhood Illness.
3. Nguyễn Duy Thanh - Bệnh truyền nhiễm - Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh (1992).
4. Nguyễn trọng Lân - cấp cứu nhi khoa - chương trình sốt xuất huyết (1993)
5. Bộ Y Tế - Quy định về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue.(2001)