Viêm gan siêu v iD

Một phần của tài liệu Đại cương đau bụng ở trẻ em (Trang 152 - 155)

- Bậc 4: Hen kéo dài nặng (Severe persistent)

5. Viêm gan siêu v iD

Hay còn gọi là viêm gan Delta .

5.1.Dịch tễ

Viêm gan D có thể gây bệnh ngay khi bệnh nhân bị viêm gan B , nên gọi là viêm gan thể đồng nhiễm . Hoặc có thể gây bệnh ở bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính nên được gọi là viêm gan thể bội nhiễm .

- Đường lây truyền giống như viêm gan B . - Có thể gặp đường lây mẹ - con .

- Viêm gan D thường gặp ở Nam Ý , Đông Âu , Nam Mỹ , Châu Phi , Trung Đông . Ít gặp ở vùng viễn đông .

- Thời gian ủ bệnh của thể đồng nhiễm từ 2 - 8 tuần . - 1 / 10 bị thể tối cấp .

5.2. Lâm sàng và cận lâm sàng

- Có thể gặp viêm gan D cấp hoặc viêm gan D mạn . - Tỷ lệ tử vong khoảng 2 – 20% .

- Khoảng 70 – 80% bệnh nhân viêm gan D tiến đến xơ gan .

- AgHBs trong huyết thanh dương tính thoáng qua ở viêm gan D thể đồng nhiễm và dương tính tồn tại ở viêm gan D thể bội nhiễm .

5.3. Điều trị

Cũng giống như viêm ban B.Cho bệnh nhân nghỉ ngơi , ăn uống nhiều hoa quả. Tránh dùng các thuốc như Paracetamol , Tetracycline , Erythromycine , Lasix ...

6.Viêm gan siêu vi E

Hay còn gọi là viêm gan non A - non B lây qua đường tiêu hoá .

6.1. Dịch tễ

- Bệnh lây qua đường phân - miệng . - Bệnh thường gặp ở người lớn .

- Có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao ở phụ nữ có thai . - Dịch lẻ tẻ ở châu Á , châu Phi và Mexico .

- Không rõ có tiến triển đến mạn tính hay không . - 1 / 5 tiến triển đến thể tối cấp ở cuối thai kỳ .

6.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

- Thời gian ủ bệnh trung bình 40 ngày .

- Biểu hiện cấp tính với vàng mắt vàng da , nước tiểu đậm màu . - Sốt , chán ăn , đâu bụng và đau khớp .

- SGOT – SGPT tăng cao . - Bilirubin máu tăng cao .

- Hiện nay chưa có tét huyết thanh để chẩn đoán .

VIÊM GAN SIÊU VI CÂU HỎI KIỂM TRA CÂU HỎI KIỂM TRA

1. Những nguyên nhân phổ biến gây viêm gan siêu vi ở trẻ em là : A. Vi rút sởi , vi rút vùi hạt cự bào .

B. Vi rút viêm gan A , B , C , D , E . C. Sốt rét , SIDA.

D. Toxoplasma , giun . E. Vi rút Ebstein - Barr .

2. Viêm gan A lây truyền bằng con đường :

A. Phân - miệng , thức ăn nước uống bị nhiễm bẩn . B. Tiêm chích , truyền máu .

C. Hệ thống đường hô hấp . D. Tinh dịch , chất tiết âm đạo . E. Bị nhiễm SIDA.

3. Những dấu hiệu lâm sàng nào sau đây giúp ta chẩn đoán trẻ bị bệnh viêm gan vi rút : A. Sốt cao - vàng da , vàng mắt - rét run .

B. Gan to , đau , nước tiểu đậm màu .

C. Vàng mắt vàng da , nước tiểu đậm màu , gan to và đau . D. Gan lớn , lách lớn - vàng da - thiếu máu rõ .

E. Không sốt , nước tiểu đậm , gan lớn và đau .

4. Những dấu hiệu cận lâm sàng nào sau đây giúp ta chẩn đoán trẻ bị viêm gan vi rút : A. SGOT - SGPT tăng nhẹ , Bilirubine máu tăng , chủ yếu tăng loại gián tiếp B. SGOT - SGPT không tăng , Bilirubine máu tăng cao , nước tiểu vàng trong C. Sắc tố mật và muối mật trong nước tiểu âm tính . SGOT - SGPT tăng gấp 5 -10 lần so với trị số sinh lý .

D. Nước tiểu có sắc tố mật và muối mật . Bilirubine máu tăng , chủ yếu là Bilirubin trực tiếp . SGOT - SGPT tăng cao .

E. Nước tiểu trong . Bilirubine gián tiếp tăng rất cao trong máu .

5. Khi mẹ bị viêm gan A có con đang tuổi còn bú . Biện pháp nào sau đây giúp cho trẻ tránh được nhiễm bệnh :

A. Mẹ ngừng cho con bú .

B. Mẹ nên tiêm phòng vacxin viêm gan A ngay sau khi bị nhiễm . C. Cho trẻ tiêm vacxin viêm gan A và cách ly với mẹ .

D. Cho trẻ uống các loại thuốc có chứa tinh chất gan .

E. Mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ bú , và có biện pháp vệ sinh cá nhân tốt . 6. Đường lây truyền phổ biến của viêm gan B là :

A. Đường mẹ - con , tình dục , tiêm truyền , tinh dịch. B. Đường hô hấp .

C. Đường phân - miệng . Thức ăn nước uống bị nhiễm bẩn . D. Chỉ có duy nhất là đường truyền plasma tươi .

E. Chỉ có con đường duy nhất là ma túy .

7. Tỷ lệ trẻ sau khi sinh bị viêm gan B dao động từ 80 - 90% gặp trong những điều kiện nào sau đây :

A. Mẹ có kháng thể kháng vi rút viêm gan B . B. Mẹ có HBsAg(+) và HB¬eAg(+) .

C. Mẹ có HBcAg(+) .

A. Kháng sinh thuộc nhóm diệt khuẩn hoặc kiềm khuẩn . B. Methionine kết hợp với tinh chất gan .

C. Nghỉ ngơi , ăn uống nhiều trái cây và đạm . D. Chuyền dịch .

E. Chích các loại B12 và Vitamine C .

9. Dựa vào các dấu hiệu năo sau đây , chúng ta có thể chẩn đoán trẻ bị viêm gan B cấp : A. Sốt cao - gan to - vàng da vàng mắt .

B. Nước tiểu có sắc tố mật và muối mật - vàng da rất đậm . C. Không sốt - vàng da vàng mắt - SGOT - SGPT tăng cao . D. Gan lớn - vàng da vàng mắt - nước tiểu đậm - HBsAg(+) .

E. Vàng da vàng mắt - kháng thể kháng vi rút viêm gan A có trong máu . 10. Người ta định nghĩa viêm gan D thể bội nhiễm như sau :

A. Khi bệnh nhân đang mắc viêm gan C.

B. Bệnh nhân đang ở giai đoạn thoái triển của viêm gan C . C. Bệnh nhân bị viêm gan do các vi khuẩn ở đường ruột . D. Bệnh nhân đang mắc viêm gan B .

E. Bệnh nhân bị viêm gan B mãn tính .

Đáp án

1B 2A 3C 4D 5E 6A 7B 8C 9D 10E

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hữu Chí ( 1999 )" Một số đặc điểm về dịch tễ học do nhiễm siêu vi viêm gan B " Chủng ngừa viêm gan B . NXB thành phố Hồ Chí Minh , tr 42 - 57 .

2. Nguyễn thị Cự ( 2001 ) " Khảo sát hiệu giá kháng thể anti HBs ở trẻ em sau chủng ngừa vac xin viêm gan B thế hệ thứ nhất " Luận văn tạc sĩ Nhi khoa , trường Đại học Y khoa Huế . 3. Philip A.Brunell ( 2000 ) " Hepatitis.Viral infections " Nelson text book of Pediatrics , 16 th Edition .

4. Julen L.Dienstag ( 1998 ) " Acute hepatitis . Viral Diseases " Harrison's Principles of Internal Medicine CD - ROM .

MỤC LỤC

NHI KHOA II

Một phần của tài liệu Đại cương đau bụng ở trẻ em (Trang 152 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)