Nhiễm khuẩn hô hấp trên

Một phần của tài liệu Đại cương đau bụng ở trẻ em (Trang 93 - 95)

- Theo chương trình NKHHCT và IMCI( 2000) có thể dùng Amoxicilline và Bactrim và Penicilline.

B. RSV C Adenovirus.

3.1. Nhiễm khuẩn hô hấp trên

3.1.1. Viêm mũi họng cấp (VMHC)

dẫn đến các biến chứng như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm các hạch bạch huyết và viêm phổi. Mycoplasma pneumoniae có thể gây VMHC với bệnh cảnh lâm sàng rất giống với virus.

- Lâm sàng:

+ Ở trẻ từ 3 tháng - 3 tuổi: Trẻ sốt cao đột ngột (có thể gây co giật), kích thích, hắt hơi. Sau vài giờ, trẻ chảy mũi nước và ngạt mũi có thể làm trẻ không bú được. Ðôi khi trẻ nôn hoặc ỉa chảy. Giai đoạn sốt kéo dài từ vài giờ đến 3 ngày. Nếu trẻ sốt trở lại thường là do biến chứng viêm tai giữa.

+ Ở trẻ > 3 tuổi: bệnh khởi đầu bằng cảm giác khô và kích thích ở mũi họng. Vài giờ sau, trẻ hắt hơi, run lạnh, đau mõi cơ, chảy mũi nước, ho khan, thường kèm theo nhức đầu, chán ăn và sốt nhẹ. Sau một ngày, nước mũi đặc dần và trở thành đục. Giai đoạn cấp này thường kéo dài 2- 4 ngày.

- Biến chứng: viêm hạch cổ (đôi khi nung mủ), viêm xương chũm, viêm mô mềm quanh amiđan. Phổ biến nhất là viêm tai giữa cấp (gặp ở 25% trẻ nhỏ bị VMHC). Cần nghĩ đến VTGC nếu trẻ sốt trở lại sau giai đoạn cấp. Ngoài ra, VMHC thường dẫn đến viêm thanh khí phế quản, viêm tiểu phế quản cấp, viêm phổi do virus. VMHC cũng thường khởi động triệu chứng hen ở những bệnh nhi có cơ địa hen.

- Phòng bệnh: Hiện nay chưa có vaccine. Việc cách ly các trẻ bị VMHC là không cần thiết. Trẻ nhỏ nên tránh cho tiếp xúc với những người đang bị VMHC.

- Ðiều trị: Kháng sinh không cần thiết. Paracetamol có thể làm giảm sốt, đau nhức, mệt mỏi trong 1-2 ngày đầu. Không nên dùng aspirin. Tắc mũi làm trẻ không bú, không ngủ được. Ở trẻ nhỏ có thể nhỏ mũi với nước muối sinh lý. Trẻ lớn hơn, có thể nhỏ mũi dung dịch phenylephrine 1-2 giọt/mỗi lỗ mũi, 15-20 phút trước lúc ăn hay đi ngủ, lập lại một lần nữa 5- 10 phút sau. Không nên dùng kéo dài quá 5 ngày. Ở trẻ quá nhỏ có thể chống tình trạng tắc mũi bằng cách đặt trẻ nằm sấp, đầu nghiêng hoặc hướng dẫn bà mẹ hút mũi cho trẻ bằng miệng. Ở trẻ lớn có thể dùng thuốc co mạch theo đường uống (pseudoephedrine), thường phối hợp với các thuốc kháng histamine. Ngoài ra nên cho trẻ uống nhiều nước.

3.1.2. Viêm họng cấp (VHC): là tên gọi tình trạng viêm amiđan hay viêm họng-amiđan.

- Dịch tể học: Bệnh phổ biến nhất ở trẻ 4-7 tuổi, rất hiếm gặp ở trẻ <1 tuổi. Viêm họng thường gặp trong bối cảnh bị bạch hầu, nhiễm adenovirus, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Nguyên nhân chủ yếu là virus. Liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A chiếm khoảng 15% các trường hợp viêm họng cấp.

- Lâm sàng:

+ VHC do virus: Bệnh thường xuất hiện từ từ. Bắt đầu trẻ sốt, mệt mỏi, chán ăn và hơi đau họng. Ðau họng nhiều nhất vào ngày thứ 2 hoặc 3. Trẻ thường ho, khản tiếng, chảy nước mũi, sung huyết kết mạc. Viêm họng thường nhẹ. Tuy vậy, đôi khi họng viêm nặng, có vết loét nông ở vòm khẩu cái mềm và thành sau họng, với lớp xuất tiết phủ ngoài rất khó phân biệt với viêm họng do LCK. Các hạch cổ có thể sưng, cứng và đau. Bạch cầu máu trong khoảng từ 6.000-30.000/mm3. Bạch cầu đa nhân trung tính có thể chiếm ưu thế trong giai đoạn cấp. Giai đoạn cấp chỉ kéo dài 24 giờ, ít khi quá 5 ngày.

+ VHC do LCK: Ở trẻ từ 2 tuổi trở lên, bệnh bắt đầu với sốt cao (40°C), nhức đầu, đau bụng, nôn. Vài giờ sau, họng bắt đầu đau rát, và khoảng 1/3 số bệnh nhi thường có amiđan sưng to, có xuất tiết, và họng đỏ rực. Tuy nhiên, 2/3 bệnh nhi có họng đỏ nhẹ mà không sưng amiđan và không có xuất tiết. Các hạch cổ sưng sớm và đau. Sốt kéo dài từ 1- 4 ngày, một số ít có thể kéo dài 2 tuần. Triệu chứng gợi ý nhất là sự viêm tấy đỏ lan tỏa ở vùng amiđan và trụ trước, trụ sau amiđan với những điểm xuất huyết trên vòm khẩu cái mềm. Các triệu chứng này cũng có thể gặp trong VHC do virus. Ngoài ra, VHC do LCK ít khi kèm theo viêm kết mạc, ho, khản tiếng. Nếu có từ hai triệu chứng vừa kể trở lên thì có thể do virus.

- Biến chứng: Nếu do virus, rất ít khi có biến chứng. Nếu do LCK, có thể gặp áp-xe quanh amiđan, viêm xoang, viêm tai giữa, và hiếm hơn là viêm màng não mủ. Viêm cầu thận cấp và thấp khớp cấp có thể xảy ra sau VHC do LCK.

- Ðiều trị: Chỉ cho kháng sinh khi có bằng chứng về lâm sàng, dịch tể, hay cấy chất ngoáy họng (+). Trong trường hợp VHC do LCK: penicillin V uống với liều 125-250 mg (tương đương với 200.000-400.000 UI), 3 lần/ngày trong 10 ngày. Erythromycin là thuốc thay thế tốt nhất trong trường hợp dị ứng với penicillin. Cho paracetamol trong giai đoạn cấp. Trẻ lớn có thể ngậm nước muối ấm để làm giảm đau họng. Nên cho trẻ chế độ ăn lỏng trong giai đoạn cấp.

3.1.3. Viêm tai giữa cấp (VTGC)

- Bệnh nguyên: Theo Trung Tâm Nghiên Cứu VTG tại Pittsburgh (Mỹ), 3 tác nhân gây VTGC chủ yếu là: phế cầu 29.8%; H. influenzae 20.9%; M. catarrhalis 11.7%.

- Lâm sàng: Thường xảy ra sau nhiễm virus hô hấp trên vài ngày. Ban đầu trẻ đau tai, sốt, nghe kém. Khám tai với đèn soi tai có bơm hơi thấy màng nhĩ sung huyết, mờ đục, phồng ra và kém di động. Ðôi khi thấy tai chảy mủ. Cần nghi ngờ VTGC do vi khuẩn nếu trẻ có màng nhĩ kém di động và mờ đục.

- Ðiều trị: phế cầu là tác nhân gây VTG phổ biến ở mọi lứa tuổi. Ở trẻ sơ sinh, khoảng 20 % VTGC do vi khuẩn gram âm. Thường phải điều trị trước khi có kết quả cấy và kháng sinh đồ: Amoxicillin 40 mg/kg/ngày trong 10 ngày. Nếu cấy mủ cho thấy vi khuẩn đề kháng amoxicillin hay kém đáp ứng trên lâm sàng, cần thay đổi kháng sinh. Lúc đó, có thể chọn Erythromycin (50mg/kg/ngày) phối hợp với Cotrimoxazol; hoặc Cefaclor (40mg/kg/ngày); hoặc Amoxicillin + clavulanate (40mg/kg/ngày); hoặc Cefuroxime axetil (125-250 mg/24 giờ). Nếu bệnh nhi dị ứng Penicillin, Erythromycin và Cotrimoxazol là thuốc thay thế.

- Ðiều trị nâng đỡ: thuốc giảm đau hạ sốt, chườm nóng tại chổ. Thuốc chống sung huyết theo đường uống (pseudoephedrin) có thể làm giảm tình trạng sung huyết mũi. Thuốc kháng histamine có thể hữu ích trong những trường hợp dị ứng tại mũi.

Một phần của tài liệu Đại cương đau bụng ở trẻ em (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)