- Bậc 4: Hen kéo dài nặng (Severe persistent)
7. Chăm sóc, Điều trị trẻ bị nhiễm HIV/AIDS
7.2 Dự phòng nhiễm trùng
7.2.1 Tiêm chủng
Là biện pháp dự phòng quan trọng với trẻ nhiễm HIV, mặc dù đáp ứng tạo kháng thể sau tiêm chủng là kém. Tuy vậy tổ chức y tế thế giới khuyến cáo vẫn tiêm chủng cho trẻ không có triệu chứng kể cả đã có triệu chứng, chỉ trừ vaccin BCG
7.2.2 Dự phòng viêm phổi do Pneumocytic carinii.
Vì viêm phổi do P. carinii là nhiễm trùng cơ hội phổ biến và nặng, tử vong cao ở trẻ bị nhiễm HIV. Khuyến cáo dự phòng dựa vào tuổi và số lượng tế bào lympho CD4.
- 1-11 tháng , khi tế bào CD4 dưới 1.500/mm3 - 12- 23 tháng, khi tế bào CD4 dưới 750/mm3 - 24 tháng đến 5 tuổi, khi tế bào CD4 dưới 500/mm3 - Từ 6 tuổi trở lên, khi tế bào CD4 dưới 200/mm3 - Trẻ đã có tiền sử mắc P.carinii
Thuốc được lựa chọn là trimethoprim (TMP) 4mg/kg/ngày và sulfamethoxazol (SMZ) 20mg/kg/ngày, dùng hằng ngày cho đến khi số lượng tế bào CD4 trên giới hạn đã nêu trên theo tuổi. Không chỉ định điều trị dự phòng P. carinii cho trẻ dưới 1 tháng tuổi, vì ít khi bị viêm phổi P.carinii và phản ứng phụ của TMP-SMZ dễ xảy ra do chức năng gan chưa trưởng thành. Tác dụng phụ của TMP-SMZ là giảm bạch cầu trung tính và phát ban. Nếu không dung nạp thuốc thay thế bằng pentamidin khí dung hay tiêm tĩnh mạch.
7.2.3 Dự phòng bệnh nấm do Candida
Cần thực hiện chế độ vệ sinh thường quy hàng ngày, vệ sinh răng miệng, ăn uống, da dẻ, thân thể, tắm rửa thay quần áo thường xuyên, tránh bị ẩm ướt.
7.2.4 Dự phòng bằng globulin miễn dịch
Về lý thuyết, điều trị immunoglobulin cung cấp kháng thể thụ động bảo vệ chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng. Nhiều nghiên cứu ở Mỹ đã cho immunoglobulin hàng tháng, thấy giảm tần suất mắc các bệnh nhiễm vi khuẩn nhưng không giảm được tử vong. IGIV (immunoglobuline intravenous) 400 mg/Kg/liều mỗi 4 tuần khi : Giảm gamaglobuline máu, tái phát những đợt nhiễm trùng nặng, thất bại trong thành lập kháng thể, giảm tiểu cầu.