Xét nghiệm

Một phần của tài liệu Đại cương đau bụng ở trẻ em (Trang 30 - 34)

Những xét nghiệm góp phần vào việc xác định các bệnh nhiễm trùng hay các vấn đề khác cũng như các rối loạn thứ phát như rối loạn nước - điện giải gây nên bởi nôn dữ dội. Những xét nghiệm đầu tiên nên làm là:

3.1.Máu

- Urê/ crêatine - Điện giải đồ - Chức năng gan

- Amylase máu hay lipase máu - Calcium, magnesium và phosphore

3.2.Nước tiểu và phân:

- Tế bào, sinh hóa và vi trùng

3.3.Chẩn đoán hình ảnh:

- Xquang bụng ( có chuẩn bị hay không) - Siêu âm bụng,

- Nội soi tiêu hóa - Xquang sọ não

4. Xử trí

4.1. Điều trị nội khoa

Đa số những trường hợp nôn có tính chất nội khoa thì nôn sẽ chấm dứt trong vòng 8-12 giờ nếu xử trí đúng. Nên xử trí theo các bước sau

- Tạm ngưng bú mẹ và các loại sửa khác. Ngưng ăn các loại thức ăn đặc khác ở trẻ lớn

- Uống từng ngụm nước hay từng thìa . Tốt nhất là ORS. Nếu trẻ nôn nhiều hay mất nước nặng có thể bù nước bằng đường tĩnh mạch với dung dịch Ringer lactate.

- Nếu trẻ không nôn sau 8-12 giờ, cho thêm thức ăn đặc.

- Nếu sau 12-24 giờ trẻ không nôn, bắt đầu cho trẻ bú mẹ hay sữa công nghiệp. Lúc đầu dùng sữa tách bơ bán phần trong vòng 12 giờ sau đó dùng sữa có bơ hoàn toàn

- Cho thêm thức ăn đặc và nước uống thật chậm nếu trẻ có khả năng giữ chúng - Không nên dùng thuốc chống nôn nếu chưa xác định rõ nguyên nhân

4.2. Điều trị nguyên nhân

Điều trị một số nguyên nhân thường gặp

- Dùng kháng sinh như Penicilline hay cephalexin, erythromycine trong trường hợp viêm họng do liên cầu.

- Viêm ruột thừa, tắt ruột hay lồng ruột cần phải được phẫu thuật kịp thời.

4.3. Săn sóc trẻ khi nôn:

Trẻ bị nôn có thể xảy ra những tai biến tức thời như sặc chất nôn có thể làm cho trẻ ngưng thở hay viêm phổi, xẹp phổi. Ngoài ra trẻ còn có thể xảy hạ đường huyết hay rối loạn nước điện giải vì thế cần chú ý săn sóc khi trẻ bị nôn.

- Sau khi ăn nên để trẻ ở tư thế thẳng , không đặt trẻ nằm ngay - Khi trẻ nôn nên nghiêng đầu trẻ qua một bên để tránh sặc chất nôn

HỘI CHỨNG NÔN TRỚ TỰ LƯỢNG GIÁ TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Cách phân chia nguyên nhân nôn trớ dựa vào: A. Giải phẫu học bộ máy tiêu hóa

B. Chức năng trưởng thành ruột non C. Chức năng trưởng thành ruột già D. Lứa tuổi

E. Chức năng co bóp dạ dày

2. Cách phân chia nguyên nhân nôn trớ dựa vào: A. Giải phẫu học bộ máy tiêu hóa

D. Chức năng tiết nước bọt E. Chức năng co bóp dạ dày

3. Những dị tật bẩm sinh và rối loạn chuyển hóa thường xảy ra thời kỳ: A. Bú mẹ

B. Sơ sinh sớm C. Sơ sinh muộn D. 2 tuổi

E. Dậy thì

4. Nôn trớ do bệnh hệ thống thường xảy ra trong thời kỳ: A. Bú mẹ

B. Sơ sinh sớm C. Sơ sinh muộn D. 2 tuổi

E. Niên thiếu

5. Nôn thời kỳ dậy thì thường do: A. Ăn uống

B. Thuốc C. Thai nghén. D. A, B đúng E. A,B,C đúng

6. Thời kỳ bú mẹ , nôn thường gặp nhất do:

A. Viêm dạ dày ruột cấp do nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn B. Iả chảy do Rotavirus

C. Nuốt máu mẹ hay chất nhầy D. Ăn nhiều

E. Trào ngược dạ dày thực quản

7. Thời kỳ trẻ nhỏ, nguyên nhân hàng đầu của nôn : A. Viêm họng do liên cầu

B. Đái tháo đường

C. Nhiễm cêton do hạ đường huyết

D. Những bệnh lý ở hệ thần kinh trung ương như nhức đầu, u não, xuất huyết não, động kinh

E. Viêm gan, viêm tụy

8. Ở tuổi thiếu niên, nguyên nhân nôn xếp hàng đầu là: A. Do thuốc hay rượu

B. Do ăn uống C. Thai nghén

D. Nhiễm trùng vùng chậu E. Ngoại khoa

9. Nguyên nhân thường gặp gặp nhất của nôn do tổn thương đường tiêu hóa: A. Dị tật bẩm sinh

B. Tắc ruột ( mắc phải) C. Viêm ruột thừa D. Viêm tụy E. Viêm dạ dày

10. Xét nghiêm nào cần thiết nhất trong trường hợp nôn có ỉa chảy: A. CTM

B. Điện giải đồ C. Soi phân

E. Đo Ph dạ dày

ĐÁPÁN

1D 2A 3A 4E 5E 6B 7A 8A 9A 10C

Tài liệu tham khảo

1.Tài liệu giảng dạy của bộ môn nhì Huế( giáo trình của bộ môn nhi Huế 2007) 2.Bài giảng Nhi Khoa của Bộ Môn Nhi- Trường đại học y khoa TP HCM ( 2000).

3. Bài giảng Nhi Khoa của Bộ Môn Nhi- Trường đại học Y Khoa Hà nội ( 2000) 4. Morris Green.(2000).Pediatric Diagnosis. W.B.Saunders company .2000; 204-215

5. Behrman and Vaughan. Text book of pediatrics. Nelson (2004)

Một phần của tài liệu Đại cương đau bụng ở trẻ em (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)