Sinh lý bệnh học

Một phần của tài liệu Đại cương đau bụng ở trẻ em (Trang 88 - 90)

- Theo chương trình NKHHCT và IMCI( 2000) có thể dùng Amoxicilline và Bactrim và Penicilline.

2. Sinh lý bệnh học

Có một số cơ chế khác nhau bảo vệ phổi khỏi bị nhiễm trùng. Không khí hít vào được lọc ở mũi. Đường hô hấp dưới được bảo vệ nhờ nắp thanh quản và thanh quản. Những vật lạ xâm nhập vào đường hô hấp dưới bị tống ra ngoài nhờ phản xạ ho. Những hạt nhỏ hơn, có thể xâm nhập sâu hơn vào khí đạo bị dính vào vách khí phế quản nhờ lớp thảm nhầy trên lớp biểu mô có lông chuyển rồi được chuyển lên trên để được tống ra ngoài. Những hạt nhỏ xuống được phế nang sẽ bị xử lý bởi đại thực bào ở phế nang và cơ chế miễn dịch tại chỗ. Các hạt bị thực bào bởi các đại thực bào phế nang sẽ được vận chuyển ra khỏi phế nang bằng hệ thống bạch mạch. Bất kỳ sự rối loạn nào về giải phẫu hay sinh lý liên quan đến cơ chế bảo vệ này đều làm phổi dễ bị nhiễm khuẩn.

Nếu các cơ chế phòng vệ của đường hô hấp không đủ khả năng loại trừ virus ra khỏi đường hô hấp, virus sẽ định cư ở đường hô hấp trên rồi lan nhanh xuống dưới. Khi bị nhiễm virus, hoạt động của hệ biểu mô có lông chuyển bị rối loạn, dẫn đến sự ứ đọng chất tiết và tắc nghẽn khí đạo.

Đáp ứng viêm liên quan đến nhiễm virus bao gồm sự thâm nhiễm các bạch cầu đơn nhân ở lớp dưới niêm mạc và khoảng quanh mạch, có thể dẫn đến tắc nghẽn lòng phế quản. Sự co thắt cơ trơn phế quản thường xảy ra trong phản ứng viêm này. Các biến đổi này dẫn đến sự tắc nghẽn khí đạo và xẹp phổi do tắc nghẽn tiểu phế quản hoàn toàn (điển hình trong viêm tiểu phế quản).

Sự ảnh hưởng đến các tế bào type II phế nang trong viêm phổi virus dẫn đến giảm sản xuất surfactant, hình thành màng hyaline, và phù phổi.Viêm phổi là hậu quả của sự sinh sôi của virus và tiến trình viêm trong phế nang. Những biến đổi vừa kể còn làm giảm sự trao đổi khí ở phế nang dẫn đến sự thiếu khí máu.

Các loại virus hay gây viêm phổi ở trẻ em bao gồm virus hợp bào hô hấp (respiratory syncytial virus-RSV), parainfluenza, influenza, and adenoviruses. Trong đó RSV là tác nhân hay gây viêm phổi nhất , đặc biệt là ở các trẻ nhỏ.

Bảng 1: Các tác nhân virus gây viêm phổi phổ biến nhất ở trẻ em.

Tuổi Loại virus

Sơ sinh 2-11 tuần: Hội chứng viêm phổi nhẹ không sốt:

Cytomegalovirus

1 tháng - 5 năm: RSV ( hay gặp nhất)

Parainfluenzae virus 1, 2,3 Influenzae A và B

Adenovirus và Rhinovirus

Tuổi đi học ( > 6 tuổi ): Parainfluenzae 3, Influenzae

RSV là tác nhân chính của viêm phổi và viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em, với tần suất cao nhất là ở lứa tuổi 2-5 tháng. Bệnh thường xảy ra thành dịch vào mùa đông và đầu xuân, với khoảng 40 % trẻ bị nhiễm trong lần tiếp xúc đầu tiên. Đa số trẻ đều bị nhiễm ít nhất một lần một trong hai subtype khi trẻ tròn 2 tuổi.

Tác nhân quan trọng hàng hai là Parainfluenzae virus với 3 type huyết thanh. Parainfluenzae type 3 thường gây bệnh cho trẻ nhỏ và với hình thái lâm sàng không khác biệt so với RSV. Bệnh chủ yếu xảy ra vào mùa xuân.

Influenzae virus A và B có thể nổi bật trong các vụ dịch virus mùa đông. Loại virus này thường xuyên thay đổi kháng nguyên bề mặt của nó (hemaglutinin và neuraminidase) gây cản trở cho sự hình thành miễn dịch bền vững dẫn đến tình trạng trẻ luôn nhậy cảm với loại virus này. Sau một sự thay đổi protein kháng nguyên bề mặt, các vụ dịch cúm xảy ra thường dẫn đến các biến chứng viêm phổi.

Nhiễm Adenovirus xảy ra quanh năm và là nguyên nhân phổ biến gây viêm kết mạc và viêm họng ở trẻ em nhỏ. Trong số 33 type huyết thanh của Adenovirus , các type 3,7,11, và 21có thể gây viêm phổi hoại tử nặng ở trẻ nhỏ, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn (Bronchiolitis obliterans) có thể dẫn đến tử vong.

Enterovirus, Rhinovirus, Coronavirus, herpesvirus, và Cytomegalovirus thường ít khi gây viêm phổi ở trẻ em.

Bảng 2: Virus ái hô hấp thường gây viêm phổi ở trẻ em nhỏ và lớn

Virus Tuổi Mùa Loại bệnh

RSV < 3tuổi Đông Viêm tiểu phế quản cấp Parainfluenzae 1,2 <5 tuổi Thu Viêm thanh quản Parainfluenza 3 <3 tuổi Xuân VTPQC, VTQ, V.phổi Influenzae virus A và B > và <5 tuổi Đông Cúm

Adenovirus mọi lứa tuổi Quanh năm Viêm họng, V.phổi

VTPQC, VPQ.

4. Lâm sàng

Phần lớn các trường hợp viêm phổi do virus đều được khởi đầu bằng các triệu chứng viêm đường hô hấp trên trong vài ngày (viêm mũi và ho).

Trong giai đoạn toàn phát, trẻ sốt nhưng không cao bằng trong viêm phổi do vi khuẩn. Thở nhanh kèm theo rút lõm liên sườn, hạ sườn và trên hõm ức, cánh mũi phập phồng, và sử dụng các cơ hô hấp phụ. Các trường hợp nặng có thể có tím và mệt lả, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Tím và

thở rên là dấu hiệu nặng. Tiếng thở rên là hậu quả của sự đóng không hoàn toàn thanh đới trong kỳ thở ra trong nỗ lực nhằm duy trì áp lực cao trong phế nang và chống lại sự xẹp phế nang ở trẻ nhỏ.

Khám phổi có thể phát hiện ran ẩm nhỏ hạt lan toả hay ran rít, ngáy, nhưng nhìn chung triệu chứng thực thể nghèo nàn và không đặc hiệu. Trên lâm sàng rất khó phân biệt giữa viêm phổi virus với viêm phổi do mycoplasma hay vi khuẩn.

Một phần của tài liệu Đại cương đau bụng ở trẻ em (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)