Phân loại Sốt xuất huyết Dengue theo mức độ nặng, nhẹ

Một phần của tài liệu Đại cương đau bụng ở trẻ em (Trang 112 - 113)

- Bậc 4: Hen kéo dài nặng (Severe persistent)

5. Phân loại Sốt xuất huyết Dengue theo mức độ nặng, nhẹ

Chia làm 4 độ :

5.1 Độ 1

Sốt kèm với dấu tổng quát không đặc thù. Biểu hiện xuất huyết duy nhất là dấu dây thắt (+).

5.2 Độ 2

Có những biểu hiện như độ 1 kèm với, Xuất huyết tự nhiên, thường là xuất huyết dưới da và niêm mạc

Có dấu suy tuần hoàn : mạch nhanh nhẹ, huyết áp kẹp, hoặc huyết áp hạ, da lạnh, rịn mồ hôi, vật vã, kích thích.

5.4 Độ 4

Choáng nặng : mạch và huyết áp không đếm và đo được.

6. Điều Trị

6.1 Điều trị Sốt xuất huyết Dengue thể không choáng

6.1.1 Độ 1

- Bù dịch : bệnh nhân luôn luôn có mất nước do sốt cao, chán ăn và có khi do nôn nên cần phải cho bệnh nhân uống nhiều nước. Ngoài nước sôi nguội ta nên cho bệnh nhân uống thêm dung dịch ORS và/hoặc là nước trái cây.

- Hạ nhiệt : trong giai đoạn sốt, tránh dùng Salicylate (Aspirine) vì có thể gây xuất huyết và toan máu. Thuốc nên dùng là Paracetamol

- Theo dõi : Cần phải theo dõi bệnh nhân thật sát để có thể phát hiện sớm những dấu chứng đầu tiên của choáng.

6.1.2 Độ 2

Điều trị như độ I. Chỉ định cho truyền tĩnh mạch nếu, bệnh nhân nôn mửa nhiều gây mất nước hoặc đe doạ gây mất nước vì không uống được hoặc bệnh nhân có những dấu hiệu cô đặc máu (Hct > 43%), hoặc có dấu mất nước lâm sàng độ 2. Lượng dịch cho truyền được tính giống như lượng dịch truyền cho trẻ mất nước trung bình .

Theo dõi sát bệnh nhân. Nếu có những triệu chứng tiền choáng hay choáng thì bệnh nhân phải được điều trị hồi sức tích cực .

6.2 Điều trị Sốt xuất huyết Dengue thể có choáng (độ 3 và 4)

Điều trị này không khuyến cáo cho các tuyến y tế cơ sở, điều trị này nên ở các tuyến y tế cao hơn, và cần tham khảo thêm phát đồ điều trị sốt xuất huyết Dengue của Bộ Y tế.

6.2.1 Thay thế ngay lập tức thể tích huyết tương đã mất

Bắt đầu ta cho truyền dung dịch Ringer lactate hoặc NaCl 0.9% với số lượng 20 ml/kg, chảy nhanh tối đa. Nếu choáng nặng thì phải bơm trực tiếp tĩnh mạch.Trong trường hợp choáng đã kéo dài, thì sau khi cho 20 ml/kg loại dịch nói trên, ta cho truyền tiếp dung dịch plasma hoặc một chất thay thế plasma (như Dextran 40) với tốc độ 10 - 20 ml/kg/giờ. Trong hầu hết các trường hợp, không cần thiết phải cho quá 20 - 30 ml plasma/kg (hoặc quá 10 - 15 ml Dextran/kg).

6.2.2 Tiếp tục thay thế lượng huyết tương đã mất dựa vào Hct

Ngay cả khi thấy bệnh nhân cải thiện các dấu hiệu sống một cách rõ rệt và Hct có giảm xuống, ta cũng phải cho truyền dịch tiếp với tốc độ 10 ml/kg/giờ rồi sau đó điều chỉnh tuỳ theo mức độ thoát huyết tương vì hiện tượng thoát huyết tương còn tiếp tục trong 24 - 48 giờ. Dịch cho trong giai đoạn này là Dextrose 5% hoặc 1/2 Ringer lactate với 1/2 Glucose 5% , hoặc 1/2 NaCl 0.9% với 1/2 Glucose 5%. Trong các trường hợp có choáng nặng không phải dễ dàng phục hồi thì đôi khi phải đo áp lực tĩnh mạch trung tâm. Khi nào thì ngưng truyền dịch ? Nên ngừng truyền dịch khi Hct giảm xuống mức 40% và khi thấy bệnh nhân thèm ăn trở lại. Dấu chứng có giá trị cho ta biết thể tích huyết lưu đã thoả đáng là số lượng nước tiểu gần bình thường.

6.2.3 Điều chỉnh các rối loạn điện giải và chuyển hoá nếu có 6.2.4 An thần: Nên cho an thần đối với bệnh nhân vật vã, kích thích.

6.2.5 Liệu pháp oxy : thở oxy qua mũi với tất cả các bệnh nhân

6.2.6 Vấn đề truyền máu : Tất cả bệnh nhân bị choáng đều cần phải cho phân loại nhóm máu và khi trên lâm sàng có chảy máu nặng thì có chỉ định truyền máu.

6.2.7 Theo dõi điều trị choáng : Để đánh giá tốt kết quả điều trị, cần phải theo dõi các dấu hiệu sống (nhiệt, mạch, huyết áp, nhịp thở) và đo lại Hct để nếu bệnh nhân có bất kỳ dấu hiệu nào báo choáng trở lại thì phải tiến hành điều trị mạnh mẽ ngay.

Một phần của tài liệu Đại cương đau bụng ở trẻ em (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)