Đặc điểm lứa tuổi học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên trường Trung học phổ thông Yên Hòa, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 126)

1.6.1. Đặc điểm phát triển thể chất

Lứa tuổi học sinh THPT là thời kì quan trọng của sự phát triển thể chất và nhân cách. Những kết quả nghiên cứu về sự phát triển tâm sinh lí của học sinh cho thấy sự phát triển thể chất đang đi vào giai đoạn hoàn chỉnh. Các tố chất thể lực như sức mạnh, sức bền, sự dẻo dai được tăng cường; là thời kì trưởng thành về giới tính. Có sự ổn định, cân bằng hơn so với lứa tuổi trước đó trong các hoạt động của hệ thần kinh cũng như các mặt phát triển khác về thể chất.

1.6.2. Đặc điểm phát triển trí tuệ

Cảm giác, tri giác phát triển mạnh, đạt tới mức độ tinh nhạy của người trưởng thành, có ý thức, có mục đích, có hệ thống, biểu hiện rõ rệt trong học tập cũng như mọi hoạt động khác. Tư duy tưởng tượng phát triển, có tính chặt chẽ, nhất quán, đạt được trình độ cao như người lớn, đó là tư duy logic, tư duy lí luận. Do đó học sinh có thể lĩnh hội được các khái niệm phức tạp trừu tượng. Càng lên lớp cuối, năng lực trí tuệ càng phát triển. Vì thế, ở lứa tuổi này, việc tăng cường thực hiện các phương pháp dạy học tích cực như dạy học nêu vấn đề, dạy học-nghiên cứu,…là hết sức cần thiết và phù hợp với lứa tuổi này vì thức chất đó là dạy cho học sinh cách học, cách tư duy, đề cao tính độc lập, xây dựng năng lực tự học cho các em học sinh.

39

1.6.3. Đặc điểm phát triển về nhân cách

Do sự phát triển về thể lực, sự hoàn thiện về trí tuệ, do tính xã hội hóa ngày càng cao, nhân cách học sinh trung học phổ thông có những nét phát triển mới khác về chất so với lứa tuổi trước đó. Nổi bật nhất là sự phát triển tự ý thức. Học sinh trung học phổ thông nhận thức được những đặc điểm và phẩm chất của mình trong xã hội, trong cộng đồng. Bên cạnh sự phát triển của tự ý thức và tự đánh giá, tính tự trọng của học sinh trung học phổ thông cũng phát triển mạnh mẽ. Biểu hiện của nó là cá nhân không coi mình là người kém cỏi, kém hơn người khác. Cá nhân có thái độ tích cực đối với bản thân, tự hành động như một nhân cách đã phát triển. Các em thường không chịu được sự xúc phạm của người khác đối với mình.

Một khía cạnh nhân cách khác là đời sống xúc cảm, tình cảm. Ở lứa tuổi này, đời sống tình cảm, xúc cảm của học sinh rất phong phú, đa dạng do các mối quan hệ giao tiếp của học sinh trung học phổ thông ngày càng được mở rộng về phạm vi và đặc biệt được phát triển về mặt chất lượng. Tình cảm giới tính cũng phát triển đến một trình độ mới và bắt đầu xuất hiện một loại tình cảm rất đặc trưng là tình yêu nam nữ với những biểu hiện rất phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có các điều kiện giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, trong lứa tuổi này ngự trị qui luật về tính không đồng đều của sự phát triển cá nhân. Một học sinh trung học phổ thông này đã đạt được sự chín muồi về giới tính, trong khi một em khác mới chỉ ở giai đoạn giữa của thời kì dậy thì. Tương tự, tính không đồng đều cũng thể hiện ở sự phát triển trí tuệ, xã hội và đạo đức. Điều quan trọng hơn, trình độ phát triển của các lĩnh vực khác nhau trong đời sống của học sinh trung học phổ thông cũng không giống nhau. Học sinh trung học phổ thông có thể đã là một người lớn về mặt thể chất, trong khi đó về mặt trí tuệ và đạo đức thì vẫn còn là một em học sinh trung học cơ sở hoặc ngược lại. Điều này rất quan trọng đối với công tác dạy học và giáo dục học sinh. Vì vậy, giáo viên làm công tác chủ nhiệm cần nắm được để có thể áp dụng các phương pháp và biện pháp giáo dục phù hợp với các đối tượng học sinh.

40

Tiểu kết chƣơng 1

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, đề tài đã hệ thống hóa một số nội dung cơ bản của các vấn đề quản lý, công tác chủ nhiệm lớp, quản lý công tác chủ nhiệm lớp, biện pháp quản lý bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp và các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo về vấn đề công tác chủ nhiệm lớp. Trong đó, các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp, quản lý bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng là sự biểu hiện cụ thể của việc thực hiện các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá. Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp là: Xây dựng, phát triển bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp và nâng cao năng lực của đội ngũ này. Đây cũng là cơ sở cho việc định hướng nghiên cứu thực trạng công tác chủ nhiệm lớp, bồi dưỡng công tác chủ nhiệm cho giáo viên ở trường THPT Yên Hòa để từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và chất lượng công tác chủ nhiệm lớp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường.

Nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và chất lượng công tác chủ nhiệm lớp là yêu cầu thiết thực, cấp bách trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Để thực hiện nhiệm vụ này các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng là vô cùng quan trọng, bằng các biện pháp quản lý phù hợp, linh hoạt, thiết thực người Hiệu trưởng sẽ tạo dựng được một đội ngũ GVCN nhiệt tình, trách nhiệm với khả năng chuyên môn cũng như năng lực chủ nhiệm hoàn toàn đáp ứng được với yêu cầu giáo dục toàn diện học sinh góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu đã đề ra của nhà trường, của ngành giáo dục.

41

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

VÀ VIỆC QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CHO GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG YÊN HÒA 2.1. Khái quát về trƣờng THPT Yên Hòa

2.1.1. Khái quát quá trình xây dựng và phát triển của trường THPT Yên Hòa, Quận Cầu Giấy –Hà Nội Hòa, Quận Cầu Giấy –Hà Nội

Trường phổ thông cấp II – III Yên Hoà được thành lập năm 1960 , năm học đầu tiên trường chỉ có hai lớp 8. Năm 1961, trường chính thức mang tên trường Phổ thông cấp III Yên Hoà.

Bước vào những năm chống Mỹ cứu nước đầy thử thách căng thẳng, giáo viên và học sinh Yên Hoà đã nỗ lực thi đua “dạy tốt và học tốt”. Trong 5 năm liền (1965 -1970) trường liên tục được công nhận là Trường Tiên tiến chống Mỹ cứu nước của Sở Giáo dục Hà Nội. Ngoài ra, trường còn được nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục, UBND Thành phố Hà Nội và của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Nước nhà thống nhất, năm 1975, trường chuyển về thôn Yên Quyết – xã Yên Hòa (địa điểm hiện nay). Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng thầy và trò trường THPT Yên Hòa vẫn quyết tâm thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ “Dù trong hoàn cảnh nào cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”. Trong 10 năm (1975 – 1985) trường liên tiếp ba lần đạt danh hiệu trường Tiên tiến Xuất sắc, hai lần được nhận Cờ thi đua luân lưu của UBND Thành phố Hà Nội. Đến năm 1990, trường vinh dự được Hội đồng Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

Năm 1993, trường được xây dựng lại, cơ sở vật chất, hệ thống phòng học, các phòng chức năng của trường ngày càng hoàn thiện và hiện đại. Từ năm học 1992 - 1993 đến nay, trường liên tục giữ vững ngọn cờ Tiên tiến Xuất sắc.

Năm học 2005-2006, trường THPT Yên Hoà đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.

Với thành tích trên, trường THPT Yên Hoà năm 2006 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp thứ 25 trên 100 trường THPT có chất lượng đào tạo tốt

42

nhất toàn quốc. Năm 2007, trường đứng thứ hạng cao của Hà Nội có điểm thi Đại học cao. Năm 2008, trường đứng 100/200; Năm 2009 trường đứng thứ 62/201, Năm 2010, trường đứng 63/200 trường THPT có điểm thi đại học cao nhất cả nước. (tính cả các trường chuyên), cũng trong năm học 2010 trường THPT Yên Hòa tròn 50 năm tuổi và vinh dự được Nhà nước tặng thưởng huân chương Lao động hạng Nhì.

2.1.2. Trường THPT Yên Hòa trong mối quan hệ với các cơ quan chức năng, các tổ chức năng, các tổ chức

Trường THPT Yên Hòa là trường THPT công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, do vậy Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là cơ quan quản lý trực tiếp và toàn diện đối với các hoạt động giáo dục của nhà trường về chuyên môn, đội ngũ, cơ sở vật chất,... Ngay từ đầu năm, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xây dựng kế hoạch năm học của Sở, trên cơ sở đó nhà trường xây dựng kế hoạch năm học cho mình. Định kỳ nhà trường phải báo cáo Sở số liệu dự toán ngân sách, số liệu về học sinh, về đội ngũ cán bộ giáo viên, số liệu về cơ sở vật chất, chất lượng chuyên môn,… Cuối kỳ, cuối năm nhà trường phải báo cáo tổng kết năm học, tổng kết các hoạt động giáo dục, …

Mặt khác, trường đóng trên địa bàn phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy nên trường cũng có trách nhiệm phối hợp với UBND phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy trong các hoạt động của địa phương như các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của địa phương. Chi bộ nhà trường nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ quận Cầu Giấy. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường chịu sự chỉ đạo của quận Đoàn quận Cầu Giấy. Các lĩnh vực khác như y tế chịu sự quản lý của Trung tâm y tế dự phòng Quận, …

Nhà trường còn phối hợp với Sư đoàn 361 trong công tác giáo dục an ninh quốc phòng cho học sinh nhà trường. Đồng thời Sư 361 cũng là đơn vị kết nghĩa của nhà trường trong nhiều năm qua.

Có thể nói, chất lượng giáo dục của nhà trường không chỉ do chính nhà trường quyết định mà còn chịu ảnh hưởng từ mối quan hệ tổng hòa với các cơ quan chức năng ấy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

43

2.2. Tình hình phát triển giáo dục đào tạo của trƣờng THPT Yên Hòa

2.2.1. Cơ sở vật chất của nhà trường

Trường THPT Yên Hòa thuộc Phường Yên Hòa-Quận Cầu Giấy-Thành phố Hà Nội. Trường tọa lạc trên một khuôn viên đất rộng 12000m2 và được xây dựng mới vào đầu những năm 90, cơ sở vật chất của nhà trường bao gồm:

- Một tòa nhà chính 3 tầng với 25 phòng học, phòng chức năng và khu nhà hiệu bộ.

- Các khu nhà cấp 4 dành cho các khu thí nghiệm hóa, sinh, vật lý.

- Nhà thể chất với đầy đủ tiện nghi phục vụ cho giáo dục thể chất và các hoạt động phong trào.

- Sân bóng đá khang trang và hiện đại phục vụ cho các hoạt động thể dục thể thao của thầy và trò nhà trường và các hoạt động thể thao của cụm Cầu Giấy-Từ Liêm.

- Sân trường với khuôn viên rộng rãi, nhiều cây xanh đảm bảo môi trường giáo dục Xanh-Sạch-Đẹp.

- Thư viện nhà trường với nhiều đầu sách báo, tạp chí phục vụ tốt cho việc dạy và học của thầy và trò nhà trường.

- Nhà trường có hai phòng máy tính với khoảng 150 máy vi tính phục vụ cho việc dạy học và các công tác quản lý của nhà trường. Trường có Website phục vụ cho công tác tuyền thông với cộng đồng.

- Các trang thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học được nhà trường quan tâm và đầu tư đúng, đủ đáp ứng tốt cho việc dạy và học.

- Hiện nay trường còn đang thiếu nhiều phòng chức năng, phục vụ cho công tác dạy và học và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường. Dự kiến, trong giai đoạn tới trường được thành phố Hà Nội đầu tư xây dựng thêm một đơn nguyên nữa với 20 phòng học và các phòng chức năng chức năng với kinh phí 40 tỷ.

Nhìn chung, cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường đảm bảo đủ cho điều kiện dạy và học, song để đảm bảo tốt cho điều kiện dạy và học của thầy và trò trong thời gian tới thì nhà trường, Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, thành phố Hà Nội cần phải quan tâm và đầu hơn nữa về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học.

44

2.2.2. Chất lượng giáo dục của nhà trường

Trường THPT Yên Hòa được thành lập năm 1960, trường có bề dày thành tích hơn 50 năm xây dựng và phát triển. Truyền thống của nhà trường là đoàn kết thân ái, dạy tốt và học tốt. Trường nhận được nhiều bằng khen của UBND thành phố Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Thủ tướng chính phủ. Chất lượng giáo dục, uy tín và thương hiệu của nhà trường đã được khẳng định trong suốt chiều dài lịch sử xây dựng và phát triển của nhà trường.

Sau đây là chất lượng giáo dục của nhà trường được khảo sát đánh giá trong 5 năm gần đây (từ năm học 2007-2008 đến năm học 2011-2012)

Bảng 2.1. Chất lƣợng văn hóa của học sinh trƣờng THPT Yên Hòa (Từ năm học 2007-2008 đến năm học 2011-2012) Đơn ví tính: Người T T Năm Học Số HS Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 1 2007-2008 1541 212 13,8 1021 66,3 294 19 14 0,9 0 0 2 2008-2009 1509 260 17,2 987 65,4 252 16,7 10 0,7 0 0 3 2009-2010 1537 236 15,4 1069 69,5 230 15 2 0,1 0 0 4 2010-2011 1530 234 15,3 1120 73,2 173 11,3 3 0,2 0 0 5 2011-2012 1571 249 15,9 1090 69,4 225 14,3 7 0,4 0 0

(Nguồn: Trích từ trường THPT Yên Hoà)

Qua số liệu thống kê về chất lượng văn hóa ta thấy rất rõ, đó là : -Tỉ lệ học sinh đạt học lực giỏi bình quân :15%

-Tỉ lệ học sinh đạt học lực khá bình quân : 69% -Tỉ lệ học sinh có học lực trung bình, yếu :16%

Như vậy, tỉ lệ học sinh có học lực khá và giỏi là chiếm tới 84%. Đây là tỉ lệ rất cao, điều đó chứng tỏ chất lượng giáo dục văn hóa của nhà trường trong những năm qua là tốt. Thực tế trường THPT Yên Hòa luôn đứng vào tốp đầu các trường THPT của Quận Cầu Giấy và thành phố Hà Nội. Điểm tuyển sinh vào trường luôn đứng ở tốp đầu các THPT trong toàn thành phố Hà Nội.

45

Bảng 2.2. Chất lƣợng giáo dục đạo đức học sinh trƣờng THPT Yên Hòa (Từ năm học 2007-2008 đến năm học 2011-2012) Đơn ví tính: Người T T Năm học Số HS Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 2007-2008 1541 1234 80,1 302 19,6 5 0,3 0 0 2 2008-2009 1509 1237 82 251 16,6 18 1,2 4 0,2 3 2009-2010 1537 1354 88,1 181 11,8 2 0,1 0 0 4 2010-2011 1530 1403 91,7 123 8 4 0,3 0 0 5 2011-2012 1571 1333 84,9 228 14,5 10 0,6 0 0

(Nguồn: Trích từ trường THPT Yên Hoà)

Từ bảng thống kê về chất lượng giáo dục đạo đức, ta thấy rõ: -Tỉ lệ học sinh đạt hạnh kiểm tốt trên 80%

-Tỉ lệ học sinh đạt hạnh kiểm khá khoảng :14% -Tổng số học sinh đạt hạnh kiểm khá và tốt là 94 %

Kết quả thống kê cho ta thấy chất lượng giáo toàn diện của nhà trường đạt loại tốt, đa số học sinh nhà trường phấn đấu rèn luyện đạt kết quả hạnh kiểm khá và tốt. Qua đó cho thấy nhà trường đã chú trọng nhiều đến công tác đức dục, giáo dục toàn diện và đã đạt được kết quả khả quan.

Bảng 2.3. Kết quả thi tốt nghiệp và Đại học trong 5 năm gần đây Năm học Tỉ lệ đỗ tốt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệp

Xếp thứ hạng trong Top các trƣờng THPT

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên trường Trung học phổ thông Yên Hòa, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 126)