Các biện pháp đề xuất phải mang tính khả thi, có khả năng thực hiện thành công, phù hợp với thực tế của nhà trường như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương,..
3.1.5. Phát huy được vai trò quản lý của nhà trường, vai trò chủ động của GVCN lớp
Các biện pháp đề xuất phải phát huy được vai trò quản lý của lãnh đạo nhà trường. Đặc biệt phải làm nổi bật vai trò chủ động, tích cực của GVCN trong hoạt động bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp.
3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý bồi dƣỡng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên của Hiệu trƣởng nhà trƣờng
Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng hệ thống biện pháp và từ thực tế quản lý giáo dục của trường THPT Yên Hòa, chúng tôi đã nghiên cứu và đề ra các biện
74
pháp quản lý bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng cho đội ngũ giáo viên trường THPT Yên Hòa-Hà Nội gồm 3 nhóm biện pháp chính như sau:
1) Nhóm biện pháp Tổ chức bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, nhận thức hiểu biết về công tác chủ nhiệm lớp.
Biện pháp 1. Bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên.
Biện pháp 2. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp.
2) Nhóm biện pháp Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ GVCN lớp
- Bồi dưỡng kĩ năng tìm hiểu học sinh;
- Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp; - Bồi dưỡng kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp;
- Bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp;
- Bồi dưỡng kĩ năng tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh; - Bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống giáo dục;
- Bồi dưỡng kĩ năng ngăn ngừa và giải quyết xung đột trong tập thể lớp; - Bồi dưỡng kĩ năng giáo dục học sinh cá biệt;
- Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng đội ngũ cán bộ lớp;
- Bồi dưỡng kĩ năng đánh giá kết quả rèn luyện, tu dưỡng của học sinh; - Bồi dưỡng kĩ năng phối hợp với các lực lượng giáo dục khác;
- Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng về tin học, ngoại ngữ; - Bồi dưỡng qui trình làm công tác chủ nhiệm lớp.
3) Nhóm biện pháp bổ trợ
Biện pháp 1. Phân công các cặp GVCN lớp giúp đỡ nhau trong công tác chủ nhiệm.
Biên pháp 2. Lựa chọn, phân công hợp lý, hiệu quả GVCN lớp.
Biện pháp 3. Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trên cơ sở hiệu quả công tác.
75
Biện pháp 4. Động viên thi đua, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp.
3.2.1. Nhóm biện pháp tổ chức bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, nhận thức hiểu biết về công tác chủ nhiệm lớp nghề nghiệp, nhận thức hiểu biết về công tác chủ nhiệm lớp
3.2.1.1. Bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên a) Mục tiêu và ý nghĩa: Giáo viên chủ nhiệm lớp trước hết là một người giáo viên bộ môn được Hiệu trưởng phân công phụ trách quản lý một tập thể lớp về mọi mặt, do vậy người giáo viên chủ nhiệm phải có phẩm chất của một nhà sư phạm: có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có năng lực công tác, có sức khỏe. Giáo viên chủ nhiệm lớp phải thực hiện các chức năng rất quan trọng là giáo dục học sinh lớp mình, góp phần giúp các em hình thành nhân cách, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Như vậy người giáo viên đang tham gia một hoạt động rất đặc thù: ”lấy nhân cách đào tạo nhân cách” và như vậy, ở đây nhân cách của người giáo viên nói chung và người GVCN lớp nói riêng trở thành một phương tiện giáo dục.
b) Cách thức tiến hành
- Nhà trường thực hiện đúng và nghiêm túc các cuộc vận động của ngành giáo dục, của Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội: Xây dựng trường học thân thiện, nhà giáo mẫu mực, mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức, tự học, tự sáng tạo; Trường học Kỷ cương-Tình thương-Trách nhiệm; Nhà trường Văn hóa-Học sinh Văn minh-Thanh lịch-Hiện đại. Thông qua các cuộc vận động và phong trào như vậy để nâng cao nhận thức và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên.
- Hạt nhân lãnh đạo nhà trường là Ban giám hiệu và Chi bộ nhà trường, muốn xây dựng được một tập thể cán bộ giáo viên đoàn kết, thân ái, có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt thì bản thân các đồng chí lãnh đạo phải là những người gương mẫu, trở thành các tấm gương sáng cho anh chị em cán bộ giáo viên noi theo. Thực tế cho thấy ở trong cơ quan, tổ chức nào có những người đứng đầu có tâm, có đức, có tài thì chắc chắn tổ chức đó sẽ xây dựng được một tập thể, đơn vị tốt. Điều này hoàn toàn đúng đối với trường THPT Yên Hòa.
76
- Thường xuyên tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị, văn hóa trong nhà trường. Mời các báo cáo viên về nói chuyện với toàn thể Hội đồng giáo dục nhà trường về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, về pháp luật để nâng cao nhận thức, hiểu biết về mọi mặt của đời sống xã hội cho đội ngũ giáo viên, từ đó giúp họ thực hiện tốt trách nhiệm của người công dân và trách nhiệm cao cả của người thầy. Thực tế cho thấy có một bô phận nhỏ giáo viên còn có những suy nghĩ chưa thật chuẩn về nghề nghiệp của mình. Lương tâm và trách nhiệm đối với công việc chưa cao. Do vậy công tác tư tưởng, chính trị, đạo đức nghề nghiệp cần phải làm thường xuyên, lâu dài với nhiều hình thức đan xen, phương pháp khéo léo sao cho đạt hiệu quả giáo dục.
- Xây dựng nhà trường thành một tổ chức biết học hỏi, có chiều sâu văn hóa, ở đó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa trò với trò,…những nhân tố điển hình, nhân tố tốt được nhân lên gấp bội. Cái tốt lấn át cái xấu, người tốt cảm hóa, giúp đỡ người chưa tốt. Đây là công việc khó, lâu dài song nếu thực hiện được nó góp phần xây dựng một môi trường giáo dục có văn hóa, nhà trường thành công trong sứ mạng của mình.
- Chú trọng bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trẻ. Nếu họ có những hành vi, việc làm, ngôn ngữ, lối sống chưa chuẩn thì có thể tạo ra dư luận lành mạnh để giúp họ nhận ra những hành vi chưa chuẩn của mình. BGH phân công những đồng chí giáo viên uy tín trong nhà trường, có tuổi nghề và tuổi đời cao gặp trực tiếp, nói chuyện và phân tích đúng sai, đưa ra những góp ý, định hướng cho họ, giúp họ nhận thức được vấn đề, thấy được đúng sai. Với cách làm này nhà trường đã giúp được nhiều thầy cô giáo viên trẻ có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, trong số đó có những đồng chí đã được kết nạp Đảng, trở thành những giáo viên tốt, được đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh quí mến tin yêu.
- Công tác kiểm điểm, đánh giá thi đua phải được thực hiện thường xuyên. Qua công tác kiểm điểm ở chi bộ, tổ chuyên môn, họp xét thi đua cuối kì, cuối năm học, những vấn đề lệch chuẩn về đạo đức, lối sống, chuẩn nghề nghiệp
77
cần phải được góp ý thẳng thắn, trên tình thần xây dựng giúp đỡ đồng nghiệp sao cho họ nhận thức được vấn đề và sửa chữa.
Ban giám hiệu nhà trường đã rất chú trọng đến công tác tư tưởng, phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của đội ngũ giáo viên nhà trường, bởi vì trường học là một môi trường văn hóa, ở đó các thầy cô giáo bằng đạo đức, bằng tài năng sư phạm của mình đã giáo dục và đào tạo ra lớp lớp các thế hệ học sinh. Do vậy, trong kế hoạch công tác của mình, Ban giám hiệu, Chi bộ đã luôn đặt trọng tâm đến công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ GVCN nói riêng của nhà trường nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục.
3.2.1.2. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp a) Mục tiêu và ý nghĩa: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về công tác chủ nhiệm lớp. Cho họ thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo viên chủ nhiệm, thấy được vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ GVCN lớp. Sự phát triển của nhà trường gắn liền với sự tiến bộ và trưởng thành của từng tập thể lớp học, gắn liến với sự tiến bộ và trưởng thành của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp. Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường phụ thuộc phần lớn vào kết quả công tác giáo dục của từng giáo viên chủ nhiệm lớp mà họ phụ trách.
b) Cách tiến hành
- Ban giám hiệu phải là người đi tiên phong trong vấn đề nhận thức về công tác GVCN lớp, xác định được vai trò, vị trí, tầm quan của đội ngũ GVCN lớp đối sự phát triển giáo dục toàn diện của nhà trường. Các đồng chí BGH đã chủ động hoàn thiện các lớp bồi dưỡng về quản lý, hầu hết đều có bằng quản lý giáo dục, bằng chính trị trung cấp. Tham dự đầy đủ các đợt tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ về công tác giáo viên chủ nhiệm của Bộ giáo dục, Sở giáo dục trên cơ sở đó chỉ đạo sát sao về công tác chủ nhiệm lớp.
- Trong các cuộc họp chủ nhiệm, họp giao ban, họp định kì cần phổ biến cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, nhất là các giáo viên trẻ về những nhiệm vụ, nội dung công tác của người giáo viên chủ nhiệm, thấy rõ được quyền hạn và
78
trách nhiệm, quyền lợi của người giáo viên chủ nhiệm. Hình thức phổ biến: tuyên truyền miệng hoặc phát các tài liệu có nội dung về các qui định của cơ quan quản lý giáo dục về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người GVCN lớp. Thông tin cần được công khai ở các bảng tin, website, thư viện của trường. Làm sao để cho họ có thể cập nhật thông tin một cách nhanh nhất.
- Cử các giáo viên làm công tác chủ nhiệm đi tập huấn các lớp do Bộ, Sở tổ chức về công tác giáo viên chủ nhiệm. Có thể là các giáo viên cốt cán của Sở, của Bộ tham gia dự các lớp tập huấn và về phổ biến lại cho các đồng chí giáo viên chủ nhiệm trong trường hoặc cụm trường.
- Đầu năm học sau khi phân công chuyên môn xong, các lớp đã được phân công giáo viên chủ nhiệm lớp. Tổ chủ nhiệm đứng đầu là đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách công tác đức dục cùng với BGH, đoàn thành niên tổ chức học tập nghiệp vụ về công tác chủ nhiệm lớp. Giải đáp các thắc mắc khó khăn của các GVCN lớp, tiếp thu các ý kiến đóng góp về công tác chủ nhiệm lớp, thi đua nền nếp, sinh hoạt tập thể,….
- Mời các chuyên gia tâm lý, giáo dục về nói chuyện với Hội đồng giáo dục nhà trường về tâm lý lứa tuổi học sinh, về khoa học quản lý giáo dục thông qua đó cho người giáo viên hiểu được tâm lý tuổi học trò để có những biện pháp giáo dục đạt hiệu quả và vận dụng những kiến thức về khoa học quản lý giáo dục vào trong công tác chủ nhiệm lớp.
3.2.2.Nhóm biện pháp Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ GVCN lớp
3.2.2.1. Bồi dưỡng kĩ năng tìm hiểu học sinh a) Mục tiêu và ý nghĩa
Tìm hiểu nắm bắt đối tượng giáo dục là yêu cầu cơ bản, tối thiểu nhất trong công tác chủ nhiệm lớp, bồi dưỡng kỹ năng tìm hiểu HS giúp GVCN có được những kiến thức cần thiết trong quá trình thu thập thông tin, xử lý thông tin được chính xác, đầy đủ và khoa học, tránh cho GVCN những thiếu sót tối thiểu gây khó khăn cho công tác chủ nhiệm lớp sau này.
79
b) Nội dung
- Tìm hiểu thông tin về học sinh: Họ và tên, nam/nữ, ngày sinh, nơi sinh, quê quán, hộ khẩu thường trú, nghề nghiệp của cha mẹ, số anh chị em, sở trường, năng khiếu.
- Tìm hiểu về nhu cầu của học sinh: em có mong muốn gì ở lớp chúng ta?; Em gặp khó khăn gì trong học tập, trong sinh hoạt tập thể?, em có mong đợi gì ở đội ngũ cán bộ lớp chúng ta?, em có mong muốn, đề nghị gì với thầy cô giáo dạy lớp chúng ta?, em có đề nghị gì với Ban giám hiệu nhà trường?, theo em lớp chúng ta tổ chức các hoạt động tập thể nào thì phù hợp? ….
- Tìm hiểu về học tập, về rèn luyện và tham gia các hoạt động tập thể của học sinh: học sinh tự đánh giá về ý thức học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động tập thể của mình.
- Tìm hiểu học sinh thông qua cha mẹ học sinh. - Tìm hiểu mục tiêu, kế hoạch phấn đấu của học sinh.
c) Cách thức tiến hành
- Tổ chức tập huấn cho giáo viên đang làm công tác chủ nhiệm và những giáo viên dự kiến phân công công tác chủ nhiệm lớp.
- Thời gian là đầu năm học(thường vào tháng 8).
- Thiết kế phiếu điều tra thông tin tìm hiểu về học sinh(Thống nhất trong toàn trường, theo các khối lớp)
- Sau khi nhận lớp, GVCN lớp phát cho HS phiếu điều tra thông tin yêu cầu HS điền đầy đủ các thông tin và nộp lại, GVCN tổng hợp thông tin về học sinh, tâm tư nguyện vọng, mục tiêu, kế hoạch phấn đấu của học sinh.
- Nghiên cứu hồ sơ học sinh đối với GVCN mới nhận lớp, GVCN đầu cấp(lớp 10)
- Trao đổi thông tin giữa GVCN cũ và GVCN mới.
- Xây dựng hồ sơ học sinh: thu thập thông tin, lưu trữ, phân tích, xử lý làm cơ sở cho việc tìm hiểu về học sinh về nhiều mặt.
80
a) Mục tiêu và ý nghĩa
Kế hoạch chủ nhiệm là chương trình hành động trong tương lai của lớp chủ nhiệm, bồi dưỡng kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp nhằm giúp GVCN xác định một cách chính xác lớp học do mình phụ trách muốn đi đến đâu và cần phải làm gì, làm như thế nào để đạt được điều đó.
b) Nội dung
- Kế hoạch chủ nhiệm được xây dựng cho 3 năm học (gọi là kế hoạch chiến lược) và xây dựng cho 1 năm học (gọi là kế hoạch năm học). Trong kế hoạch năm học có kế hoạch công tác cho từng tháng, từng tuần gọi chung là Kế hoạch tháng, Kế hoạch tuần. Trong quá trình điều hành hoạt động lớp học GVCN phải hướng tới đạt những mục tiêu nhất định nên có Kế hoạch mục tiêu hoặc Kế hoạch chuyên môn của lớp chủ nhiệm.
- Lập kế hoạch chủ nhiệm là lựa chọn một trong những phương án hành động trong tương lai cho toàn bộ hoặc từng bộ phận trong bộ máy quản lí để đạt được mục tiêu mong đợi trên cơ sở khả năng hiện tại. Kế hoạch chủ nhiệm lớp ở trường THPT thường xây dựng cho khoảng thời gian từ 1 đến 3 năm học. Trong quá trình lập kế hoạch, các câu hỏi cơ bản sau cần phải được trả lời rõ ràng:
+ Lớp chúng ta đang ở đâu? (Trạng thái hiện tại); + Lớp chúng ta sẽ đi tới đâu? (Trạng thái tương lai);
+ Lớp chúng ta sẽ làm gì? làm như thế nào để tới được đó?(Cách thức thay đổi);
+ Làm thế nào để biết lớp chúng ta đi đúng hướng và tới đích? (Đánh giá sự thay đổi đã đạt yêu cầu chưa).
- Xây dựng cấu trúc bản mẫu kế hoạch chủ nhiệm lớp: