Trường THPT Yên Hòa trong mối quan hệ với các cơ quan chức

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên trường Trung học phổ thông Yên Hòa, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 41 - 126)

năng, các tổ chức

Trường THPT Yên Hòa là trường THPT công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, do vậy Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là cơ quan quản lý trực tiếp và toàn diện đối với các hoạt động giáo dục của nhà trường về chuyên môn, đội ngũ, cơ sở vật chất,... Ngay từ đầu năm, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xây dựng kế hoạch năm học của Sở, trên cơ sở đó nhà trường xây dựng kế hoạch năm học cho mình. Định kỳ nhà trường phải báo cáo Sở số liệu dự toán ngân sách, số liệu về học sinh, về đội ngũ cán bộ giáo viên, số liệu về cơ sở vật chất, chất lượng chuyên môn,… Cuối kỳ, cuối năm nhà trường phải báo cáo tổng kết năm học, tổng kết các hoạt động giáo dục, …

Mặt khác, trường đóng trên địa bàn phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy nên trường cũng có trách nhiệm phối hợp với UBND phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy trong các hoạt động của địa phương như các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của địa phương. Chi bộ nhà trường nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ quận Cầu Giấy. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường chịu sự chỉ đạo của quận Đoàn quận Cầu Giấy. Các lĩnh vực khác như y tế chịu sự quản lý của Trung tâm y tế dự phòng Quận, …

Nhà trường còn phối hợp với Sư đoàn 361 trong công tác giáo dục an ninh quốc phòng cho học sinh nhà trường. Đồng thời Sư 361 cũng là đơn vị kết nghĩa của nhà trường trong nhiều năm qua.

Có thể nói, chất lượng giáo dục của nhà trường không chỉ do chính nhà trường quyết định mà còn chịu ảnh hưởng từ mối quan hệ tổng hòa với các cơ quan chức năng ấy.

43

2.2. Tình hình phát triển giáo dục đào tạo của trƣờng THPT Yên Hòa

2.2.1. Cơ sở vật chất của nhà trường

Trường THPT Yên Hòa thuộc Phường Yên Hòa-Quận Cầu Giấy-Thành phố Hà Nội. Trường tọa lạc trên một khuôn viên đất rộng 12000m2 và được xây dựng mới vào đầu những năm 90, cơ sở vật chất của nhà trường bao gồm:

- Một tòa nhà chính 3 tầng với 25 phòng học, phòng chức năng và khu nhà hiệu bộ.

- Các khu nhà cấp 4 dành cho các khu thí nghiệm hóa, sinh, vật lý.

- Nhà thể chất với đầy đủ tiện nghi phục vụ cho giáo dục thể chất và các hoạt động phong trào.

- Sân bóng đá khang trang và hiện đại phục vụ cho các hoạt động thể dục thể thao của thầy và trò nhà trường và các hoạt động thể thao của cụm Cầu Giấy-Từ Liêm.

- Sân trường với khuôn viên rộng rãi, nhiều cây xanh đảm bảo môi trường giáo dục Xanh-Sạch-Đẹp.

- Thư viện nhà trường với nhiều đầu sách báo, tạp chí phục vụ tốt cho việc dạy và học của thầy và trò nhà trường.

- Nhà trường có hai phòng máy tính với khoảng 150 máy vi tính phục vụ cho việc dạy học và các công tác quản lý của nhà trường. Trường có Website phục vụ cho công tác tuyền thông với cộng đồng.

- Các trang thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học được nhà trường quan tâm và đầu tư đúng, đủ đáp ứng tốt cho việc dạy và học.

- Hiện nay trường còn đang thiếu nhiều phòng chức năng, phục vụ cho công tác dạy và học và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường. Dự kiến, trong giai đoạn tới trường được thành phố Hà Nội đầu tư xây dựng thêm một đơn nguyên nữa với 20 phòng học và các phòng chức năng chức năng với kinh phí 40 tỷ.

Nhìn chung, cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường đảm bảo đủ cho điều kiện dạy và học, song để đảm bảo tốt cho điều kiện dạy và học của thầy và trò trong thời gian tới thì nhà trường, Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, thành phố Hà Nội cần phải quan tâm và đầu hơn nữa về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học.

44

2.2.2. Chất lượng giáo dục của nhà trường

Trường THPT Yên Hòa được thành lập năm 1960, trường có bề dày thành tích hơn 50 năm xây dựng và phát triển. Truyền thống của nhà trường là đoàn kết thân ái, dạy tốt và học tốt. Trường nhận được nhiều bằng khen của UBND thành phố Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Thủ tướng chính phủ. Chất lượng giáo dục, uy tín và thương hiệu của nhà trường đã được khẳng định trong suốt chiều dài lịch sử xây dựng và phát triển của nhà trường.

Sau đây là chất lượng giáo dục của nhà trường được khảo sát đánh giá trong 5 năm gần đây (từ năm học 2007-2008 đến năm học 2011-2012)

Bảng 2.1. Chất lƣợng văn hóa của học sinh trƣờng THPT Yên Hòa (Từ năm học 2007-2008 đến năm học 2011-2012) Đơn ví tính: Người T T Năm Học Số HS Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 1 2007-2008 1541 212 13,8 1021 66,3 294 19 14 0,9 0 0 2 2008-2009 1509 260 17,2 987 65,4 252 16,7 10 0,7 0 0 3 2009-2010 1537 236 15,4 1069 69,5 230 15 2 0,1 0 0 4 2010-2011 1530 234 15,3 1120 73,2 173 11,3 3 0,2 0 0 5 2011-2012 1571 249 15,9 1090 69,4 225 14,3 7 0,4 0 0

(Nguồn: Trích từ trường THPT Yên Hoà)

Qua số liệu thống kê về chất lượng văn hóa ta thấy rất rõ, đó là : -Tỉ lệ học sinh đạt học lực giỏi bình quân :15%

-Tỉ lệ học sinh đạt học lực khá bình quân : 69% -Tỉ lệ học sinh có học lực trung bình, yếu :16%

Như vậy, tỉ lệ học sinh có học lực khá và giỏi là chiếm tới 84%. Đây là tỉ lệ rất cao, điều đó chứng tỏ chất lượng giáo dục văn hóa của nhà trường trong những năm qua là tốt. Thực tế trường THPT Yên Hòa luôn đứng vào tốp đầu các trường THPT của Quận Cầu Giấy và thành phố Hà Nội. Điểm tuyển sinh vào trường luôn đứng ở tốp đầu các THPT trong toàn thành phố Hà Nội.

45

Bảng 2.2. Chất lƣợng giáo dục đạo đức học sinh trƣờng THPT Yên Hòa (Từ năm học 2007-2008 đến năm học 2011-2012) Đơn ví tính: Người T T Năm học Số HS Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 2007-2008 1541 1234 80,1 302 19,6 5 0,3 0 0 2 2008-2009 1509 1237 82 251 16,6 18 1,2 4 0,2 3 2009-2010 1537 1354 88,1 181 11,8 2 0,1 0 0 4 2010-2011 1530 1403 91,7 123 8 4 0,3 0 0 5 2011-2012 1571 1333 84,9 228 14,5 10 0,6 0 0

(Nguồn: Trích từ trường THPT Yên Hoà) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ bảng thống kê về chất lượng giáo dục đạo đức, ta thấy rõ: -Tỉ lệ học sinh đạt hạnh kiểm tốt trên 80%

-Tỉ lệ học sinh đạt hạnh kiểm khá khoảng :14% -Tổng số học sinh đạt hạnh kiểm khá và tốt là 94 %

Kết quả thống kê cho ta thấy chất lượng giáo toàn diện của nhà trường đạt loại tốt, đa số học sinh nhà trường phấn đấu rèn luyện đạt kết quả hạnh kiểm khá và tốt. Qua đó cho thấy nhà trường đã chú trọng nhiều đến công tác đức dục, giáo dục toàn diện và đã đạt được kết quả khả quan.

Bảng 2.3. Kết quả thi tốt nghiệp và Đại học trong 5 năm gần đây Năm học Tỉ lệ đỗ tốt

nghiệp

Xếp thứ hạng trong Top các trƣờng THPT có điểm thi đại học cao trong cả nƣớc

2007-2008 99,5% 50/100

2008-2009 99,2% 100/200

2009-2010 100% 63/2001

2010-2011 99,6% 64/200

2011-2012 100% 72/200

46

Chất lượng giáo dục qua các phong trào

Năm học 2007-2008:

+ Học sinh đạt giải Quốc gia: 01 em giải Nhì môn Hóa.

+ Học sinh đạt giải cấp Thành phố: 17 giải/19 em tham gia, đạt 89,47%. + Học sinh đạt giải cấp Quận: 78 giải/99 em tham gia đạt 78,78%. + Giải nhì môn bóng đã cấp THPT

+ Huy chương về văn nghệ: 1 Huy chương Bạc Văn nghệ Toàn quốc.

Năm học 2008-2009:

+ Học sinh đạt giải Quốc gia: 01 em giải Ba môn Lịch sử.

+ Học sinh đạt giải cấp Thành phố: 15 giải/19 em tham gia, đạt 78,94%. + Học sinh đạt giải cấp Quận: 74 giải/99 em tham gia đạt 74,74%. + Giải ba môn bóng đã cấp THPT

+ Huy chương về văn nghệ: 1 Huy chương Vàng Văn nghệ Toàn quốc

Năm học 2009-2010:

+ Học sinh đạt giải cấp Thành phố:10 học sinh + Học sinh đạt giải cấp Quận: 73

+ Giải Nhì chạy Báo Hà Nội mới, giải Ba huy chương về TDTT + Huy chương về vă nghệ: Giải Nhất thi văn nghệ cấp cụm TL-CG +Tham dự tiếng hát học sinh THPT đạt giải Nhì cụm TL-CG

Năm học 2010-2011

+ Học sinh đạt giải cấp Thành phố:16 giải + Học sinh đạt giải cấp Quận: 59 giải đạt + Giải nhất đồng đội giải chạy báo Hà Nội mới

Năm học 2011-2012

+ Học sinh đạt giải cấp Thành phố:13 học sinh + Học sinh đạt giải cấp Quận: 75

+ Huy chương về TDTT: 5 huy chương

Qua các số liệu thống về chất lượng văn hóa, chất lượng giáo dục đạo đức, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp, đại học, các phong trào TDTT, văn nghệ, điểm chuẩn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

47

tuyển sinh đầu vào trường luôn đứng ở tốp đầu của các trường THPT của Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội, cho ta một bức tranh rõ nét về chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường. Chính vì vậy, nhiều năm qua trường THPT Yên Hòa luôn đạt trường tiên tiến xuất sắc của Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Trường được đánh giá là một địa chỉ giáo dục tin cậy của Quận Cầu Giấy, Huyện Từ Liêm trước kia và của thành phố Hà Nội. Uy tín và thương hiệu của nhà trường đã được khẳng định trong suốt chiều dài xây dựng và phát triển của trường. Tuy nhiên cũng phải thẳng thắn nhìn nhận là vẫn còn khoảng 16% học sinh có học lực trung bình và yếu, đây là con số không hề nhỏ. Tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm kiểm trung bình, yếu là 1%, hạnh kiểm khá là 14%. Thực tế cho thấy, vẫn tồn tại không ít những học sinh có ý thức tổ chức kỉ luật chưa tốt: vi phạm nội qui của nhà trường; kết quả học tập yếu kém; mắc các tệ nạn xã hội; sống không có định hướng rõ ràng, niềm tin, lý tưởng, hoài bão, ước mơ mờ nhạt; thiếu các kĩ năng sống. Tình trạng học lệch diễn ra khá phổ biến, chỉ học các môn đi thi đại học, lười học các môn phụ không thi đại học, không coi trọng đúng mức các hoạt động tập thể, giáo dục toàn diện. Mặt khác môi trường xã hội đang thay đổi rất nhiều, những mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường giáo dục của nhà trường. Một thực tế đáng báo động là sự xuống cấp về mặt đạo đức, sự ra rời các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong bộ phận học sinh đang có biểu hiện gia tăng. Đây là một thách thức rất lớn đối với các nhà trường phổ thông nói chung và trường THPT Yên Hòa nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

2.2.3. Đội ngũ giáo viên

2.2.3.1. Về số lượng

Trường có 90 cán bộ giáo viên, nhân viên (kể cả giáo viên, nhân viên hợp đồng, gồm 10 đồng chí). Được chia thành các phòng ban và các tổ chuyên môn.

- Ban giám hiệu có 4 đồng chí:Hiệu trưởng và 3 phó hiệu trưởng.

Hiệu trưởng phụ trách tài chính, nhân sự, tuyển sinh, bao quát chung các hoạt động của nhà trường.

48 Hiệu phó 1: Phụ trách công trí dục Hiệu phó 2: Phụ trách công tác đức dục Hiệu phó 3: Phụ trách công tác cơ sở vật chất

- Tổ chuyên môn có 7 tổ, gồm có 6 tổ chuyên môn và tổ văn phòng: Tổ chuyên môn Toán-Tin; Tổ chuyên môn Vật Lý-KT-TD-QP; Tổ chuyên môn Tự nhiên, Tổ chuyên môn Xã Hội; Tổ chuyên môn Ngoại Ngữ; Tổ văn phòng. Mỗi tổ chuyên môn gồm 1 tổ trưởng, 1 tổ phó và các nhóm trưởng chuyên môn.

- Tổ Văn Phòng, gồm các bộ phận:Văn phòng, kế toán, thủ quĩ, giám thị, lao công, bảo vệ, y tế, thư viện, thí nghiệm.

2.2.3.2. Về chất lượng

Chất lượng của đội ngũ giáo viên, cán bộ nhân viên trong nhà trường được phân loại theo định kỳ hàng năm.Sự phân loại do Ban giám hiệu cùng với các tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường tiến hành trong các cuộc họp xét thi đua cuối năm học.

- Trong đó tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong biên chế: 80 (16 nam, 64 nữ). Cán bộ giáo viên, nhân viên hợp đồng là 10 người.

Số giáo viên trực tiếp giảng dạy: 80(tính cả hợp đồng) Số lượng Đảng viên: 23

Tổng số công đoàn viên:80 Công Đoàn viên

- Chất lượng đội ngũ giáo viên đã đạt chuẩn theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó số giáo viên đã và đang theo học Thạc sĩ: 28. Cụ thể:

+Ban giám hiệu: 1 (Thạc sỹ QLGD) +Tổ Toán-Tin: 6 +Tổ Lý-KT-TD-QP:3 +Tổ Tự nhiên(Hóa-Sinh):7 +Tổ Văn:4 +Tổ Xã hội(Sử,Địa,CD):4 +Tổ Ngoại ngữ:3 +Tổ Văn Phòng:0

49

- Phân loại về trình độ đạo tạo: 100% đạt chuẩn, có bằng đại học theo đúng chuyên ngành công tác.

-Phân loại về Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: đạt 100% đạt yêu cầu -Phân loại về chuyên môn nghiệp vụ(Theo phân loại của BGH nhà trường hàng năm):

+Giỏi: 44(chiếm 55%) +Khá: 34(Chiếm 43%) +TB:1(chiếm 2%)

-Phân loại công tác giáo viên chủ nhiệm:Trong tổng số 50 giáo viên thường xuyên làm công tác chủ nhiệm, phân loại của BGH như sau:

+Năng lực công tác chủ nhiệm Tốt: 35% +Năng lực công tác chủ nhiệm Khá:45% +Năng lực chủ nhiệm trung bình: 20%

2.2.3.3. Về cơ cấu

- Trong tổng số 90 giáo viên, cán bộ của nhà trường có 80 đồng chí giáo viên trực tiếp giảng dạy.

- Trường đang trong giai đoạn trẻ hóa, nhiều đồng chí giáo viên có tuổi đã nghỉ hưu và được thay thế bằng đội ngũ giáo viên trẻ mới ra trường.

- Phân loại theo độ tuổi: +Trên 50 tuổi:13 +Trên 40 tuổi: 14 +Trên 30 tuổi: 37 +Trên 20 tuổi: 16

Qua khảo sát về chất lượng nguồn nhân lực của nhà trường như trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét, kết luận như sau:

+Cơ cấu giữa nam và nữ trong nhà trường là hơi lệch: Nam có 16 giáo viên chiếm 20%; Nữ chiếm 80%. Đây là tình trạng chung của nhiều trường phổ thông, chứ không phải của riêng trường THPT Yên Hòa. Rõ ràng nếu tỉ lệ giữa giáo viên nam và nữ cân đối hơn thì sẽ thuận lợi hơn trong công tác giáo

50 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dục. Chính vì điều này nên công tác giáo viên chủ nhiệm hiện nay chủ yếu là do các đồng chí giáo viên nữ đảm nhận.

+Tỉ lệ về độ tuổi giáo viên dưới 30 tuổi là 53 đồng chí, chiếm tỉ lệ 66,3%. Đây là tỉ lệ cao, như vậy số giáo viên trẻ của nhà trường là khá nhiều, chiếm già một nửa số giáo viên trong trường. Thực tế cho thấy, các đồng chí giáo viên trẻ được đào tạo chuyên môn bài bản, nhiệt tình, song kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục học sinh còn hạn chế nhiều. Do vậy đây cũng một khó khăn thử thách cho nhà trường khi đang ở trong giai đoạn trẻ hóa đội ngũ giáo viên.

+Phân loại về chuyên môn nghiệp vụ cho thấy vẫn còn 2% số giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ xếp loại trung bình.

+Phân loại về năng lực công tác chủ nhiệm, qua theo dõi nhiều năm, căn cứ vào các số liệu thi đua đã được lượng hóa cụ thể, cho thấy vẫn còn 20 % số giáo viên có năng lực về công tác chủ nhiệm đạt loại trung bình. Đây là con số không hề nhỏ, điều đó cho thấy công tác giáo viên chủ nhiệm và đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm cần phải được quan tâm, bồi dưỡng cho tốt hơn, đặc biệt là đối với những giáo viên trẻ.

+Tất cả các giáo viên đều đạt chuẩn về bằng cấp, trong đó số giáo viên có bằng thạc sĩ là 28, chiếm tỉ lệ 35%, đây là tỉ lệ khá cao, như vậy chứng tỏ nhiều thầy cô giáo đã có ý thức vươn lên trong việc nâng cao trình độ chuyên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên trường Trung học phổ thông Yên Hòa, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 41 - 126)